Tendoactive https://tendoactive.vn Cho sức khỏe và sự dẻo dai của gân Wed, 16 Apr 2025 03:51:07 +0000 vi hourly 1 Đau vai khi chơi pickleball là dấu hiệu gì? https://tendoactive.vn/dau-vai-khi-choi-pickleball-la-dau-hieu-gi-1183/ https://tendoactive.vn/dau-vai-khi-choi-pickleball-la-dau-hieu-gi-1183/#respond Wed, 16 Apr 2025 03:51:07 +0000 https://tendoactive.vn/?p=1183 Nếu bạn là một người yêu thích thể thao và đặc biệt là môn thể thao đang ngày càng phổ biến – pickleball, thì có thể bạn đã từng gặp phải tình trạng đau vai khi chơi pickleball. Đây không chỉ là một cảm giác khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu về các triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng đau vai khi chơi pickleball.

Vì sao khi chơi pickleball dễ bị đau vai?

Triệu chứng đau vai khi chơi pickleball rất phổ biến. Động tác đánh bóng, nhất là khi đánh bóng với kỹ thuật sai có thể tạo ra áp lực lớn lên cơ và khớp vai. Điều này thường gặp ở những người mới bắt đầu chưa quen với cách chơi hoặc chưa được hướng dẫn đúng cách.

Thứ hai, chuyển động lặp đi lặp lại khi đánh bóng trong suốt trận đấu cũng có thể dẫn đến tình trạng căng cơ hoặc chấn thương gân. Khi cơ bắp không được nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ, nguy cơ chấn thương sẽ gia tăng.

Cuối cùng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đau vai. Những người lớn tuổi hoặc có tiền sử bệnh lý như viêm khớp, viêm gân thường có nguy cơ cao hơn khi tham gia vào các hoạt động thể chất, trong đó có pickleball.

Đau vai có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Căng cơ

Căng cơ là tình trạng cơ bắp bị kéo giãn quá mức, thậm chí bị rách do hoạt động với cường độ mạnh hoặc sử dụng cơ không đúng cách. Đối với bộ môn Pickleball, người chơi sử dụng cơ vai để thực hiện các động tác đánh bóng liên tục, dễ gây ra tình trạng căng cơ. Đặc biệt với những người mới chơi hoặc chưa khởi động kĩ trước khi chơi.

Biểu hiện mỏi cơ sau mỗi trận đấu có thể là dấu hiệu căng cơ vai. Các triệu chứng đau âm ỉ có thể xuất hiện sau đó, đau tăng lên khi cử động tay, nhất là các động tác đưa tay lên cao  hoặc vung tay. Trường hợp có triệu chứng sưng tấy, hoặc cơn đau dữ dội thì rất có thể bạn đã gặp chấn thương nghiêm trọng hơn như viêm cơ hoặc rách cơ.

Mách bạn các tips phòng ngừa và xử trí căng cơ:

  • Khởi động kỹ: khởi động bằng các bài tập giãn cơ và xoay vai để giúp cơ bắp được làm nóng và trở lên linh hoạt hơn.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý giữa các trận đấu để tránh gây quá tải trên cơ bắp.
  • Chườm lạnh: Đặt túi chườm lạnh lên vai 15-20 phút mỗi lần, 2-3 lần/ngày.
  • Sử dụng gel lạnh và massage nhẹ nhàng: bôi gel lạnh 2-3 lần/ngày kết hợp với massage nhẹ nhàng giúp giảm đau, giảm sưng viêm, thư giãn cơ vai và tăng tuần hoàn máu.

Viêm gân, dây chằng vai

Khi chơi pickleball, các động tác vung vợt nhanh và lặp đi lặp lại tạo áp lực lớn lên các gân, đặc biệt là gân của cơ chóp xoay và gân nhị đầu. Động tác đánh bóng sai kỹ thuật dễ gây ra những tổn thương trên gân dây chằng, tích lũy lại qua thời gian sẽ dẫn tới viêm gân, dây chằng. Nếu bạn có những triệu chứng sau, rất có thể bạn đã bị viêm gân:

  • Cảm giác đau nhức ở vị trí vai, trước và sau cánh tay.
  • Đau nhói, đau âm ỉ kéo dài, đau tăng khi cử động tay
  • Sưng tấy hoặc cảm giác nóng rát ở khu vực gân.
  • Cảm giác vai “lỏng lẻo” hoặc khó cử động vai
  • Đau về ban đêm khi nằm nghiêng bên vai bị chấn thương

Mách bạn các tips phòng ngừa và xử trí khi có dấu hiệu viêm gân vai:

  • Nghỉ ngơi: khi có dấu hiệu viêm gân vai, trước tiên bạn cần nghỉ ngơi để cơ thể có thể hồi phục, tránh tích lũy thêm các tổn thương mới.
  • Bổ sung colagen type I: gân và dây chằng cần một khoảng thời gian khá dài, từ 2-3 tháng để có thể hồi phục một cách tự nhiên. Để rút ngắn quá trình này, bạn có thể bổ sung sản phẩm chứa colagen typ I là nguyên liệu tối cần thiết để tái tạo gân dây chằng, rút ngắn thời gian hồi phục.
  • Thăm khám: thăm khám bác sĩ là cần thiết, đặc biệt khi triệu chứng kéo dài hoặc ảnh hưởng tới chức năng vận động.
  • Thuốc giảm đau/ gel lạnh: bôi gel lạnh 2-3 lần/ngày để giảm đau, giảm sưng viêm. Thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs được sử dụng ngắn hạn nhằm kiểm soát các triệu chứng viêm cấp tính, bạn nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Viêm gân cơ vai là gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị 1

Viêm khớp vai/ thoái hóa khớp vai

Viêm khớp là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến các khớp xương và điều này có mối liên hệ mật thiết với tình trạng đau vai khi chơi pickleball. Viêm khớp không chỉ gây ra đau đớn mà còn làm giảm khả năng hoạt động của khớp vai ở người chơi pickleball cũng như các môn thể thao khác như cầu lông, tennis…

Sụn khớp là một mô liên kết trơn có tính linh hoạt, đàn hồi và chắc chắn, hoạt động như một bộ phận “giảm xóc” cho cơ thể. Các lực tác động mạnh lên một vị trí có thể gây ra tổn thương sụn khớp.

Triệu chứng của viêm khớp có thể rất đa dạng, nhưng thường bao gồm:

  • Đau nhức xung quanh khớp.
  • Sưng tấy và nóng đỏ ở vùng bị viêm.
  • Giảm khả năng vận động ở khớp.

Tuy nhiên, sụn khớp không có dây thần kinh, chính vì vậy mà những tổn thương ở sụn khớp thường không cảm nhận được. Triệu chứng đau là khi tổn thương ở sụn khớp đã kích thích phản ứng viêm ở các mô xung quanh. Tức là nếu có triệu chứng viêm, đau thì sụn khớp đã có tổn thương từ khoảng thời gian trước.

Hiện nay, các bác sĩ đặc biệt quan tâm đến tình trạng thoái hóa khớp sớm ở những người chơi thể thao. Thoái hóa khớp sớm không có biểu hiện rầm rộ nên thường dễ bị bỏ qua dẫn tới tình trạng thoái hóa nặng nề và rất khó điều trị phục hồi. Nếu bạn có triệu chứng cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu, hoặc khớp phát ra tiếng kêu lục cục khi cử động thì đây chính là một dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp sớm.

Mách bạn:

  • Bảo vệ khớp: kỹ thuật chơi đúng và chơi điều độ, nghỉ ngơi hợp lý là yếu tố quan trọng để giúp bạn tránh khỏi chấn thương.
  • Bổ sung colagen type II: colagen typ II là thành phần cấu tạo chính trong sụn khớp, giúp cấu trúc khớp có tính đàn hồi, chịu lực tốt. Bổ sung colagen typ II dạng thủy phân hoặc dạng tự nhiên ngay khi có các dấu hiệu ở khớp sẽ giúp phục hồi tổn thương tốt hơn so với để tình trạng kéo dài. Nhiều chế phẩm colagen typ II hiện nay được sử dụng ở dạng tự nhiên và phối hợp thêm các thành phần khác như HA…giúp tăng hiệu quả phục hồi sụn khớp tổn thương tốt hơn
  • Thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu đau vai để xác định chính xác chấn thương và có cách điều trị đúng
]]>
https://tendoactive.vn/dau-vai-khi-choi-pickleball-la-dau-hieu-gi-1183/feed/ 0
Viêm gân khuỷu tay – tổn thương thường gặp nhất khi chơi pickleball https://tendoactive.vn/viem-gan-khuyu-tay-ton-thuong-thuong-gap-nhat-khi-choi-pickleball-1179/ https://tendoactive.vn/viem-gan-khuyu-tay-ton-thuong-thuong-gap-nhat-khi-choi-pickleball-1179/#respond Wed, 16 Apr 2025 03:16:36 +0000 https://tendoactive.vn/?p=1179 Pickleball mang lại vô số những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, giống như các hoạt động thể thao khác, chơi pickleball cũng tiềm ẩn rủi ro gặp chấn thương. Trong đó, viêm gân khuỷu tay chính là loại chấn thương thường gặp nhất.

Viêm gân khuỷu tay là gì?

Viêm gân khuỷu tay thường gọi là tennis elbow do đây là chấn thương phổ biến ở hầu hết những người chơi tennis. Tuy nhiên, với trào lưu chơi pickleball mạnh mẽ trong thời gian gần đây, số lượng người mắc viêm gân khuỷu tay cho chơi pickleball cũng tăng lên nhanh chóng nên xuất hiện thuật ngữ “pickleball elbow”.

Viêm gân khuỷu tay là tình trạng phần gân nối  giữa cơ cánh tay và xương khuỷu tay bị tổn thương, viêm khi hoạt động thường xuyên quá mức. Các triệu chứng của khuỷu tay chơi tennis hoặc khuỷu tay chơi pickleball bao gồm:

  • Đau ở bên ngoài khuỷu tay và phần xương cùi chỏ;
  • Đau nhức, đau lan đến cẳng tay và cổ tay
  • Đau nhẹ dai dẳng trong một vài tháng. Khi hoạt động co duỗi hoặc dùng lực cánh tay thì mức độ đau tăng lên
  • Khó cầm nắm vật như bình thường do đau.

Nguyên nhân gây viêm gân khuỷu tay khi chơi pickleball

Khi chơi Pickleball, người chơi chủ yếu sử dụng cánh tay để thực hiện các cú đánh bóng. Đa số người chơi thấy pickleball không yêu cầu về thể lực quá nhiều, và họ thường có xu hướng chơi trong nhiều giờ liền mà quên mất việc cần để cho cơ thể nghỉ ngơi.  Động tác đánh bóng lặp đi lặp lại gây áp lực khiến gân cơ bị quá tải và tổn thương. Khi tổn thương vượt quá khả năng tự sửa chữa của cơ thể thì sẽ gây ra viêm gân cơ.

Bên cạnh đó, đánh bóng sai kĩ thuật và không kiểm soát tốt lực tay cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho khuỷu tay chịu áp lực lớn dẫn tới chấn thương. Pickleball là một bộ môn khá dễ chơi và phổ thổng, ai cũng có thể tham gia. Khi trở thành trào lưu, có rất nhiều người chơi Pickleball để giải trí và nâng cao sức khỏe nhưng lại chưa tìm hiểu và chuẩn bị tốt về kỹ thuật chơi dẫn tới tỉ lệ gặp chấn thương rất cao.

Làm gì khi bị viêm gân khuỷu tay trong quá trình chơi pickleball?

Khi có các triệu chứng đau hoặc sưng ở vùng khuỷu tay, điều đầu tiên mà bạn cần làm là dừng chơi để nghỉ ngơi. Để giảm viêm và sưng, bạn có thể chườm đá lạnh trong vòng 10-15 phút mỗi lần, 3-4 giờ chườm 1 lần. Hoặc đơn giản hơn là sử dụng gel lạnh bôi lên khu vực sưng đau. Hãy chuẩn bị sẵn 1 tuýp gel lạnh trong túi đồ để sẵn sàng bôi khi gặp chấn thương hay căng cơ trong quá trình chơi. Thông thường, viêm gân khuỷu tay sẽ tự lành lại trong 2-3 tháng nhờ khả năng tự sửa chữa của cơ thể.

Tuy nhiên, việc nghỉ chơi trong 1 thời gian dài là một điều khá khó chịu đối với những ai đam mê bộ môn này. Cách bạn có thể làm để tăng tốc độ hồi phục cho gân- dây chằng vùng khuỷu tay là bổ sung thêm colagen typ I – thành phần thiết yếu để tái tạo gân dây chằng.

Thuốc giảm đau kháng viêm có thể cần trong những trường hợp bị chấn thương nặng. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ sử dụng chúng ngắn hạn và thuốc chỉ giúp bạn ngăn lại các triệu chứng mà không giúp sửa chữa tổn thương. Do đó bạn vẫn cần nghỉ ngơi để hồi phục một cách tốt nhất.

Làm gì để hạn chế nguy cơ bị viêm khuỷu tay khi chơi pickleball?

Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm khuỷu tay khi chơi pickleball chính là kỹ thuật chưa chính xác, đặc biệt là khi sử dụng các cú đánh trái tay như backhand driver, backhand voley hoặc backhand dink. Một số lưu ý về kỹ thuật bạn hãy áp dụng để giảm nguy cơ gặp chấn thương khuỷu tay khi chơi:

  • Đánh bóng ở phía trước cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn giảm áp lực lên khuỷu tay bằng cách sử dụng các cơ mạnh nhất của mình là chân và phần thân để tạo ra lực trong cú đánh. Nếu bạn đánh bóng pickleball sau cơ thể thì sẽ tạo nhiều áp lực hơn lên cánh tay và khuỷu tay vì đó là bộ phận cơ thể duy nhất được sử dụng để đánh bóng.
  • Hạn chế các cú đánh bóng ra sau (backswing) hoặc thực hiện cú đánh ngắn hơn. Các cú đánh bóng ra sau sẽ tạo áp lực lớn lên khuỷu tay và cánh tay nên dễ gân chấn thương hơn.
  • Di chuyển chân để bạn có thể đánh bóng pickleball ở điểm tiếp xúc nhất quán và điểm này phải ở phía trước cơ thể bạn.
  • Vung tay từ vai khi thực hiện cú đánh, thay vì từ cổ tay hoặc khuỷu tay của bạn để phân tán đều lực. Tránh vẩy vợt chỉ bằng cổ tay và khuỷu tay.
  • Không nắm vợt quá chắc. Lực cầm pickleball chỉ cần khoảng 4/10 để có thể linh hoạt. Nếu bạn nới lỏng lực cầm vợt pickleball và sử dụng nhiều ngón tay hơn để cầm vợt pickleball, bạn sẽ đánh bóng nhẹ nhàng và kiểm soát lực tốt hơn. Đồng thời cũng hạn chế được chấn thương khuỷu tay.

Cuối cùng, nếu có điều kiện, bạn nên tìm một huấn luyện viên để chỉ dẫn cho bạn những kỹ thuật cơ bản và chính xác để hạn chế thấp nhất nguy cơ gặp chấn thương.

Như vậy, mặc dù viêm gân khuỷu tay là một chấn thương rất phổ biến khi chơi Pickleball, nhưng nếu biết cách chúng ta hoàn toàn có thể xử trí tốt và tiếp tục với niềm đam mê ở bộ môn này.

]]>
https://tendoactive.vn/viem-gan-khuyu-tay-ton-thuong-thuong-gap-nhat-khi-choi-pickleball-1179/feed/ 0
Articolageno – Bảo vệ sụn khớp qua cơ chế miễn dịch dung nạp đường uống https://tendoactive.vn/1165-1165/ https://tendoactive.vn/1165-1165/#respond Thu, 14 Mar 2024 09:49:49 +0000 https://tendoactive.vn/?p=1165 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Articolágeno Nativo Plus

  
Thành phần cấu tạo:

Trong mỗi viên nén chứa:
Curcumin (Chiết xuất nghệ khô; Curcuma Longa L.) 200mg;

Natri hyaluronate 53,33mg (Axit hyaluronic 48mg);

Collagen collavant n2 40mg (Collagen tự nhiên loại II );

Vitamin C (axit L-Ascorbic) 20mg
Thành phần phụ:

Chất tạo phồng (microcrystalline cellulose), chất ổn định (hydroxypropylcellulose,
Magie stearate, glycerin)
, chất tạo phồng tác nhân (calcium hydrogen phosphate), chất tráng men
(hydroxypropylmethyl cellulose), tinh bột khoai tây, chất chống đông vón (silicon dioxide)

Thời hạn sử dụng:

36 tháng kể từ ngày sản xuất. Hạn sử dụng xem “Sử dụng tốt nhất trước ngày cuối cùng của tháng hết hạn: mm/yyyy” được in trên bao bì sản phẩm.

Công dụng: Bổ sung Curcumin, Hyaluronic acid, Collagen type II, Vitamin C giúp tốt cho sức khỏe của khớp

Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành.
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:
Hướng dẫn sử dụng: 1 viên mỗi ngày với 200 ml nước.
Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô thoáng.
Bao gói: Hộp 30 viên (2 vỉ x 15 viên).

* Chú ý:
– 
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
– Không dùng cho người mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Sản phẩm không thay thế cho chế độ ăn uống cân bằng.
– Không vượt quá liều khuyến cáo hàng ngày. Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
trước khi dùng.
– Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi mà không có tư vấn y tế.
Người đang dùng thuốc, đang điều trị bệnh tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

– Không khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu.

Xuất xứ : Tây Ban Nha
Sản xuất bởi: Elaborados Dietéticos, S.A.U
Địa chỉ: Salvador Espriu,32
Poligono Industrial Sur 08754 El Papiol (Barcelona), Tây Ban Nha.
Sản phẩm của: Laboratorio Reig Jofre
Địa chỉ: C/Gran Capitán, 10
08970 San Joan Despi (Barcelona), Tây Ban Nha.
Tổ chức chịu trách nhiệm về công bố sản phẩm và nhập khẩu:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ
Địa chỉ: Tầng 1, 4, toà nhà Home City số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội

]]>
https://tendoactive.vn/1165-1165/feed/ 0
Tendoactive tham gia Hội nghị thấp khớp học Việt Nam lần thứ XIX – VRA 2022 https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-thap-khop-hoc-viet-nam-lan-thu-xix-vra-2022-1139/ https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-thap-khop-hoc-viet-nam-lan-thu-xix-vra-2022-1139/#respond Sat, 10 Dec 2022 04:50:52 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1139 Vào sáng ngày 26 & 27 tháng 08 năm 2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Ariyana thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị khoa học thường niên lần thứ XIX – VRA 2022 của Hội Thấp khớp học Việt Nam.

Hội nghị khoa học là hoạt động thường niên của Hội nhằm tạo điều kiện cho các Hội viên có dịp giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cũng như cập nhật kiến thức mới, quy tụ  các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Thấp khớp trong nước và quốc tế với hơn 700 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế, các nhà quản lý y tế, lãnh đạo các bệnh viện, lãnh đạo các khoa Thấp khớp trên cả nước.

Các đại biểu tham dự hội nghị Thấp khớp học toàn quốc VRA 2022

Nhiều báo cáo khoa học giá trị được báo cáo trong hội nghị VRA 2022 giúp cập nhật các phương pháp kỹ thuật mới nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý Cơ – xương khớp, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.

Nội dung chương trình cập nhật các thành tựu mới nhất trong chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh xương khớp, bao gồm các chuyên đề bệnh mô liên kết (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống…), bệnh lý khớp và cột sống (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến…), bệnh khớp liên quan đến nội tiết, chuyển hóa (gút…), thoái hóa khớp, bệnh xương, sụn (loãng xương, nhuyễn xương…), các phương pháp can thiệp chẩn đoán, điều trị (nội soi, phẫu thuật, chỉnh hình, thăm dò hình ảnh, phục hồi chức năng…) do các báo cáo viên trong nước (ngoài nước) trình bày.

Nhiều bài báo cáo chất lượng mang tính chuyên môn cao với các thông tin được cập nhật

Bên cạnh đó, các bệnh lý tổn thương mô mềm quanh khớp ( gân, dây chằng) cũng được đưa vào chú ý trong điều trị bệnh lý khớp, nhằm cải thiện chức năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân trong bệnh lý cơ – xương khớp.

Nắm bắt được tầm quan trọng về vai trò của gân, dây chằng trong điều trị bệnh lý cơ – xương khớp, công ty dược phẩm Đông Đô đã có gian hàng giới thiệu về sản phẩm Tendoactive – Sản phẩm dành riêng cho gân, dây chằng được nhập khẩu từ Tây Ban Nha.

Gian hàng của sản phẩm Tendoactive – công ty Dược phẩm Đông Đô

Với những bằng chứng khoa học rõ ràng, dựa trên các nghiên cứu về cơ chế tác dụng cũng như hiệu quả trên lâm sàng. Tendoactive được nhiều bác sĩ đánh giá cao về chất lượng và lợi ích cho bệnh nhân trong bệnh lý tổn thương quanh khớp.

 

Nhiều bác sĩ quan tâm và đánh giá cao về tính chuyên môn của sản phẩm Tendoactive

Tendoactive đã, đang và sẽ luôn đặt các yếu tố chuyên môn cũng như hiệu quả điều trị cho bệnh nhân lên hàng đầu. Hi vọng với sự ủng hộ từ các y bác sĩ, Tendoactive có thể cung cấp một giải pháp hữu ích trong quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng để đem lại những lợi ích tích cực cho bệnh nhân.

]]>
https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-thap-khop-hoc-viet-nam-lan-thu-xix-vra-2022-1139/feed/ 0
Tendoactive – Tham gia Hội Nghị Khoa Học – Hội Nội soi thay khớp Việt Nam 2022 https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-khoa-hoc-hoi-noi-soi-khop-va-thay-khop-viet-nam-vaas-lan-thu-i-ket-hop-hoi-nghi-thuong-nien-lien-chi-hoi-noi-soi-co-xuong-khop-tp-hcm-has-lan-thu-viii-1128/ https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-khoa-hoc-hoi-noi-soi-khop-va-thay-khop-viet-nam-vaas-lan-thu-i-ket-hop-hoi-nghi-thuong-nien-lien-chi-hoi-noi-soi-co-xuong-khop-tp-hcm-has-lan-thu-viii-1128/#respond Fri, 15 Jul 2022 03:22:25 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1128 Tendoactive tham gia Hội nghị Khoa học Hội nội soi khớp và thay khớp Việt Nam (VAAS) lần thứ I Kết hợp Hội nghị thường niên liên chi hội Nội soi Cơ xương khớp Tp.HCM (HAS) lần thứ VIII

Ngày 07,08,09 tháng 07 năm 2022, tại khách sạn InterContinental Nha Trang, Hội nội soi khớp và thay khớp Việt Nam (VAAS) và Liên chi hội Nội soi Cơ xương khớp Tp.HCM (HAS) đã phối hợp tổ chức hội nghị khoa học thường niên và Đại hội với chủ đề: “Tái tạo khớp – Kiến thức cập nhật”.

Hội nghị được tổ chức với quy mô lớn, lần đầu tiên có sự kết hợp giữa hai tổ chức VAAS và HAS để xây dựng một chương trình đào tạo với hơn 60 bài báo cáo khoa học về thay khớp háng và nội soi khớp vai, các bài báo cáo về điều trị phẫu thuật dây chằng gối, điều trị chấn thương khớp cổ chân.

Hội nghị lần này là nơi diễn ra các trao đổi khoa học với các chuyên gia nội soi, thay khớp và đặc biệt là sự phát triển của lĩnh vực Y Học Thể Thao, các chuyên gia hàng đầu đến từ Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ… và các phẫu thuật viên chuyên nội soi khớp – thay khớp ở mọi miền đất nước Việt Nam nhằm nâng cao trình độ chẩn đoán, điều trị bệnh cơ xương khớp bằng phẫu thuật nội soi cũng như tăng cường tình hữu nghị của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Hội nghị diễn ra với nhiều bài báo cáo chất lượng đến từ các chuyên gia trong và ngoài nước

Nhãn hàng Tendoactive – vinh dự là một trong những nhà tài trợ đồng hành với hội nghị. Với mục tiêu mang đến những thông tin hữu ích về sản phẩm tới các bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước, trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý gân, dây chằng. Đặc biệt thường gặp đối với các bác sĩ nội soi thay khớp, phẫu thuật khớp là đối tượng bệnh nhân sau phẫu thuật tái tạo dây chằng, mổ nối gân.

Các bác sĩ ghé thăm gian hàng Tendoactive tại hội nghị

Tendoactive nhận được nhiều sự quan tâm từ các bác sĩ về công thức độc đáo cùng với cơ chế tác dụng được chứng minh qua nhiều nghiên cứu invitro và nghiên cứu trên lâm sàng. Sản phẩm được đánh giá cao về hiệu quả khi phối hợp với các phương pháp điều trị hiện nay, cũng như nhận được nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân sau khi sử dụng.

Bác sĩ Trần Anh Vũ – cố vấn chuyên môn của nhãn hàng và các cầu thủ CLB Khánh Hòa – Nha Trang

Tendoactive ( bao gồm Collagen typ 1 thủy phân, Mucopolysaccharid, VitaminC, Mangan) được sử dụng trong các trường hợp tổn thương gân, dây chằng như rách, đứt gân hoặc dây chằng, bong gân, viêm gân, giãn dây chằng, sau mổ tái tạo dây chằng, mổ nối gân.

Tendoactive đã, đang và sẽ luôn đặt các yếu tố chuyên môn cũng như hiệu quả điều trị cho bệnh nhân lên hàng đầu. Hi vọng với sự ủng hộ từ các y bác sĩ, Tendoactive có thể cung cấp một giải pháp hữu ích trong quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng để đem lại những lợi ích tích cực cho bệnh nhân.

]]>
https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-khoa-hoc-hoi-noi-soi-khop-va-thay-khop-viet-nam-vaas-lan-thu-i-ket-hop-hoi-nghi-thuong-nien-lien-chi-hoi-noi-soi-co-xuong-khop-tp-hcm-has-lan-thu-viii-1128/feed/ 0
Tendoactive tham gia Hội nghị khoa học thường niên 2022 – Hội thấp khớp học Tp.HCM https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-khoa-hoc-thuong-nien-2022-hoi-thap-khop-hoc-tp-hcm-1118/ https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-khoa-hoc-thuong-nien-2022-hoi-thap-khop-hoc-tp-hcm-1118/#respond Fri, 15 Jul 2022 03:12:49 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1118 Ngày 24-25/06/2022, tại Thành phố Buôn Ma Thuột – thủ phủ của Tây Nguyên, sau những thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, Hội nghị khoa học thường niên – Hội thấp khớp học TP.HCM đã được tổ chức với sự góp mặt của hơn 350 đại biểu là các các sĩ đầu ngành về thấp khớp học khu vực miền Nam cũng như cả nước.

Hội nghị với sự góp mặt của hơn 350 đại biểu

Hội nghị với sự góp mặt của hơn 350 đại biểu

Đây là lần thứ 19 Hội nghị được tổ chức, các kiến thức chuyên môn được cập nhật với nhiều bài báo cáo chất lượng. Bên cạnh những tổng quan lớn về thành tựu Thấp khớp học, có sự xuất hiện của những thuốc sinh học mới, đặc biệt có những bài báo cáo chuyên sâu về bệnh phổi mô kẽ trong bệnh xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, điều trị đau thắt lưng bằng y học cổ truyền…

Các bài báo cáo khoa học chuyên môn diễn ra xuyên suốt hội nghị

Đặc biệt là nội dung của Hội thảo vệ tinh về “Tiếp cận chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm gân – viêm điểm bám gân”. Đây là một vấn đề không mới nhưng chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mực trong điều trị các bệnh viêm quanh khớp. Hội thảo vệ tinh được tài trợ bởi nhãn hàng Tendoactive (của công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô) – một sản phẩm được thiết kế dành riêng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý gân, dây chằng.

Các bài báo cáo khoa học chuyên môn diễn ra xuyên suốt hội nghị

Trong buổi hội nghị khoa học thường niên – Tendoactive tự hào khi là một trong những sản phẩm được nhiều bác sĩ và chuyên gia chú ý và đánh giá cao về công thức đặc biệt, được đánh giá hiệu quả, tác dụng hiệp đồng cũng như độ an toàn qua các nghiên cứu lâm sàng, nghiên cứu invitro bài bản và thuyết phục.

Tendoactive sử dụng cho những trường hợp bị tổn thương gân và dây chằng (như rách, đứt gân hoặc dây chằng, bong gân, viêm gân, giãn dây chằng, sau mổ tái tạo dây chằng, mổ nối gân), hỗ trợ tốt trong các điều trị bệnh lý viêm quanh khớp.

Sự công nhận của giới chuyên môn cũng như những phản hồi tích cực từ bệnh nhân cũng chính là động lực để Công ty TNHH dược phẩm Đông Đô nói chung và nhãn hàng Tendoactive luôn cố gắng để đem đến cho người bệnh những sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất!

]]>
https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-khoa-hoc-thuong-nien-2022-hoi-thap-khop-hoc-tp-hcm-1118/feed/ 0
Viêm cân gan chân là gì? https://tendoactive.vn/viem-can-gan-chan-la-gi-1084/ https://tendoactive.vn/viem-can-gan-chan-la-gi-1084/#respond Sat, 20 Nov 2021 03:59:11 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1084 Viêm cân gan chân là tình trạng cơ gân bàn chân bị viêm (sưng) dẫn đến đau gót chân. Cân gan chân là một dải gân cơ bám từ các chỏm xương bàn đến xương gót giúp bàn chân có độ nhún và duy trì độ cong sinh lý của bàn chân. Cân gan bàn chân giúp giảm nhẹ trọng lực dồn xuống bàn chân khi vận động. Khi bị viêm cân bàn chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở gần gót chân, nhất là khi bắt đầu đi lại vào sáng sớm.

Các yếu tố nguy cơ của viêm cân gan chân bao gồm:

Những người phải đứng thường xuyên trong thời gian dài; đi bộ hoặc chạy bộ quá mức; căng rút cơ bắp chân; thừa cân và béo phì; vòm gan chân cao; đi giày, dép không đúng, hoặc miếng lót đế giầy không phù hợp…

Triệu chứng viêm cân gan chân

Các triệu chứng thường thấy của viêm cân gan chân, bao gồm: Đau vùng gan chân, gần xương gót. Đau nhất vào thời điểm sáng ngủ dậy, đặt chân xuống đất, đi vài bước hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi (như ngồi xe ôtô). Đau tăng sau khi chơi thể thao hay đi bộ nhiều. Phát hiện bệnh qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh.

Chụp Xquang trên phim nghiêng có thể thấy hình ảnh gai xương gót. Ngoài ra, chụp Xquang còn giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý của xương gót như gãy xương hoặc viêm xương gây đau gót chân.

Chụp MRI hoặc siêu âm có thể xác định được tình trạng viêm cân gan chân.

Các biện pháp điều trị tại nhà:

Nghỉ ngơi: Giảm hoặc dừng các hoạt động có thể làm cho tình trạng đau tăng lên, dừng các môn thể thao như chạy, nhảy aerobic…

Chườm đá: Chườm đá vào gan bàn chân mỗi lần 20 phút, ngày có thể chườm từ 3-4 lần.

Đi giày có đệm lót: Khi đi lại, động tác bước tác động trực tiếp lên cân gan chân, có thể gây các tổn thương vi thể tại cân gan chân dẫn đến phản ứng viêm, gân đau. Người ta thấy rằng khi độn vào gót chân một miếng lót mềm, có độ cao vừa phải, khi đi lại sẽ hạn chế được tổn thương vi thể gây viêm cân gan chân.

Đặt nẹp khi ngủ: Phần lớn khi ngủ, bàn chân gấp về gan chân làm chùng cân gan chân. Đây là lý do tại sao viêm cân gan chân lại đau nhiều vào buổi sáng, sau ngủ dậy, dẫm chân xuống đất. Vì vậy, mang nẹp chân sẽ chống gấp gan bàn chân khi ngủ giúp giảm đau sau ngủ dậy.

Tập luyện: Viêm cân gan chân sẽ nặng hơn khi cơ bắp chân, gan chân bị co. Vì vậy, làm giãn cơ bắp chân và gan chân sẽ giúp tình trạng đau được cải thiện. Tham khảo thêm các bài tập cho cân gan chân tại đây.

Chế độ dinh dưỡng: Có một chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung sản phẩm cho gân, dây chằng có chứa collagen typ 1, mucopolysaccharid giúp cung cấp nguyên liệu cho sự phục hồi tổn thương gân, dây chằng, đồng thời mucopolysaccharid cũng có vai trò cải thiện tình trạng viêm.

Hầu hết các biện pháp điều trị trên có thể giúp bệnh nhân phục hồi trong những giai đoạn sớm, nếu tình trạng đau kéo dài và các biện pháp hỗ trợ không có hiệu quả, hãy đến các bệnh viện, trung tâm y tế để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

BTV Dược sĩ Nguyễn Hiền

 

]]>
https://tendoactive.vn/viem-can-gan-chan-la-gi-1084/feed/ 0
Bài tập hỗ trợ chữa viêm cân gan chân https://tendoactive.vn/bai-tap-ho-tro-chua-viem-can-gan-chan-1077/ https://tendoactive.vn/bai-tap-ho-tro-chua-viem-can-gan-chan-1077/#respond Sat, 20 Nov 2021 03:07:15 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1077 Viêm cân gan chân là bệnh thường gặp. Các bài tập có thể giúp người bị viêm cân gan chân giảm đau, cải thiện sức mạnh cơ cũng như thúc đẩy sự linh hoạt ở các cơ chân và dây chằng.

Cân gan chân là một lớp màng gân rộng chạy dọc theo chiều dài của bàn chân, từ gót chân đến tận nền của các xương bàn chân. Lớp cân này có vai trò nâng đỡ vòm gan chân, chịu lực nhún khi chúng ta đi lại, chạy nhảy. Khi lớp cân này bị tổn thương sẽ dẫn tới bệnh lý viêm cân gan chân và thường gây các cơn đau, phổ biến nhất là đau gót chân. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi vừa ngủ dậy bước xuống giường hoặc khi đứng dậy sau khi ngồi quá lâu. Các cơn đau có thể tăng sau khi vận động đi lại nhiều, giảm khi nghỉ ngơi, thậm chí biến mất.

Cùng tìm hiểu các bài tập tại nhà để cải thiện các triệu chứng trong viêm cân gan chân và hỗ trợ cho việc điều trị:

Bài tập 1: Kéo giãn bắp chân

Đứng vịn hai tay vào tường. Duỗi thẳng đầu gối của chân bị ảnh hưởng và bước chân kia lên phía trước khuỵu đầu gối. Giữ hai chân vững trên mặt sàn sao cho có được cảm giác cơ từ gót chân và bắp chân của chân bị ảnh hưởng được kéo giãn. Giữ trong 10 giây. Lặp lại 2-3 lần.

Bài tập 2: Cán giãn cơ lòng bàn chân

Đặt một vật tròn, chẳng hạn như quả bóng chơi gold hoặc bóng tennis dưới bàn chân và lăn qua lại để cán giãn cơ. Có thể sử dụng con lăn chuyên dụng mua tại cửa hàng dụng cụ thể thao. Sử dụng các bước sau để cán giãn cơ lòng bàn chân: Ngồi trên ghế cao, lăn vật tròn dưới gan bàn chân trong khoảng 2 phút.

Bài tập 3: Kéo giãn cơ lòng bàn chân

Ngồi trên ghế, gác chân bị đau qua chân kia. Giữ bàn chân trong tay, kéo các ngón chân về phía ống chân để tạo lực căng ở gan bàn chân. Đặt bàn tay khác ở gan bàn chân để cảm nhận sự căng thẳng trong cơ. Giữ trong 10 giây, lặp lại 2-3 lần.

Bài tập 4: Uốn chân

Co duỗi bàn chân làm tăng lưu lượng máu đến khu vực và làm giảm căng thẳng ở bắp chân, có thể giúp giảm đau. Bài tập này sử dụng dây thun co giãn, có thể mua từ các cửa hàng thể thao hoặc trên mạng. Thực hiện như sau: Ngồi trên sàn với hai chân duỗi thẳng. Vòng dây chun qua bàn chân, giữ hai đầu dây trong tay. Nhẹ nhàng kéo các ngón chân về phía người mình, kéo hết mức rồi từ từ trở về vị trí bắt đầu. Lặp lại 10 lần.

Bài tập 5: Nhặt khăn

Dùng ngón chân cuộn khăn tắm có thể kéo giãn cơ gan bàn chân và bắp chân. Nên thực hiện những động tác này trước khi đi bộ hoặc thực hiện bất kỳ công việc nào khác vào buổi sáng. Các bước thực hiện như sau: Ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên sàn bằng phẳng với một chiếc khăn nhỏ (khăn bông, khăn tắm). Dùng ngón chân cuộn khăn về phía mình. Thư giãn chân và lặp lại 5 lần.

Bài tập 6: Gắp bi

Nhặt một hòn bi bằng ngón chân sẽ tác động kéo căng cơ chân. Các bước tập như sau: Ngồi trên ghế gấp đầu gối và bàn chân đặt trên sàn. Đặt khoảng 20 viên bi và một cái bát dưới chân. Dùng ngón chân nhặt một viên bi và đặt vào bát. Lặp lại 20 lần.

Lưu ý, khi cơn đau xuất hiện đầu tiên ở vùng lòng bàn chân, gót chân trước tiên nên nghỉ ngơi, ít đi lại trong vài ngày. Chườm đá trong 20 phút mỗi lần để giảm viêm. Nén vùng bị đau bằng một bọc mềm để giảm sưng. Nâng cao chân bằng cách đặt chân lên một vài chiếc gối kể cả khi ngủ. Nếu các cơn đau kéo dài, tập các bài tập thư giãn cơ và biện pháp khắc phục tại nhà không đỡ, cần đến các trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị.

BSCKII. Nguyễn Thông – Nguồn suckhoedoisong.vn

 

]]>
https://tendoactive.vn/bai-tap-ho-tro-chua-viem-can-gan-chan-1077/feed/ 0
Viêm gân chóp xoay vai – Bệnh lý không thể xem thường https://tendoactive.vn/viem-gan-chop-xoay-vai-benh-ly-khong-the-xem-thuong-1066/ https://tendoactive.vn/viem-gan-chop-xoay-vai-benh-ly-khong-the-xem-thuong-1066/#respond Fri, 12 Nov 2021 09:55:11 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1066 Khớp vai là khớp có biên độ rộng nhất, tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, vì vậy cũng dễ bị tổn thương hơn các khớp khác. Viêm gân chóp xoay là một trong những bệnh lý khớp vai phổ biến, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và vận động của người bệnh.

Cấu trúc khớp vai

Toàn bộ cấu trúc của vùng vai bao gồm: xương bả vai, xương đòn, xương cánh tay được hỗ trợ bởi các mô mềm gồm cơ, dây chằng. Chóp xoay khớp vai bao gồm các gân cơ cánh tay và cơ vai bám vào đầu trên xương cánh tay. Các gân cơ bám chắc và giao thoa với nhau thành gân chóp xoay, có chức năng giữ vững khớp vai.

Tổn thương chóp xoay thường gặp nhiều nhất ở những người phải vận động khớp vai thường xuyên, nhất là trong trường hợp có các động tác lặp đi lặp lại đưa tay lên quá đầu trong công việc hàng ngày hoặc chơi thể thao (thợ sơn, thợ mộc, vẽ tranh tường, chơi cầu lông, tennis, bơi lội,…) hoặc có tiền sử mang vác nặng, hoạt động quá mức của khớp vai…, gân khớp vai rất dễ bị tổn thương, kích thích gây phản ứng viêm.

Các triệu chứng của Viêm gân chóp xoay

Triệu chứng đầu tiên luôn là đau tại khớp vai. Cơn đau thường có những đặc điểm:

  • Ban đầu thường là đau đột ngột khi với tay lấy đồ, nâng vật nặng hoặc khi vận động mạnh (như chơi thể thao). Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng nặng dần lên, có cảm giác yếu, mỏi cánh tay khi nhấc tay và khi làm việc, khiến người bệnh khó thực hiện được những việc như chải đầu, khó mặc áo hay đưa tay ra phía sau đầu.
  • Giai đoạn đầu, đau ở mức độ nhẹ cả khi vận động lẫn khi nghỉ ngơi. Về sau đau thường xuất hiện vào đêm khuya, sau một ngày hoạt động nhiều và khiến bệnh nhân mất ngủ, nhất là khi nằm nghiêng về bên vai bị đau.
  • Cảm thấy đau khi đẩy đồ vật ra xa bằng tay nhưng kéo lại thì thường không đau.
  • Đau âm ỉ sâu trong vai, đau có thể lan lên tới cổ (làm dễ nhầm lẫn với thoái hóa cột sống cổ), hoặc lan xuống cánh tay nhưng không vượt quá vùng khuỷu tay.
  • Bệnh lâu ngày dẫn tới rách lớn chóp xoay làm bệnh nhân cử động vai khó khăn, đặc biệt khi dang tay lên tới đầu, rách nặng hơn làm bệnh nhân không giơ tay lên được, hoặc khi giơ tay lên được thì khi hạ xuống, tay sẽ bị rớt đột ngột mà không thể giữ lại được.

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm gân chóp xoay

Mục tiêu của việc điều trị là giảm đau và phục hồi chức năng khớp vai. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, tình trạng viêm hay rách chóp xoay, tuổi và nhu cầu vận động của bệnh nhân mà sẽ có từng chiến lược điều trị khác nhau.

Điều trị không phẫu thuật: sẽ được ưu tiên áp dụng trong phần lớn các trường hợp, chỉ khi các biện pháp này không đạt kết quả người ta mới cân nhắc đến việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Thời gian điều trị theo phương pháp này thường kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Các biện pháp cụ thể gồm có:

  • Nghỉ ngơi: BS sẽ yêu cầu bệnh nhân tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế việc thực hiện các động tác giơ tay cao quá đầu, thay đổi công việc hiện tại nếu công việc buộc phải thực hiện nhiều những động tác trên.
  • Áp dụng các bài tập vật lý trị trị liệu phù hợp sẽ giúp khôi phục biên độ vận động và tăng cường sức mạnh cho khớp vai. Chườm lạnh lên chỗ đau sẽ giúp giảm đau, viêm trong các cơn đau cấp.
  • Dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau loại non-Steroid và thuốc giãn cơ: giúp làm giảm đau, giảm sưng khớp vai. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây đau dạ dày, xuất huyết. Vì thế cần thận trọng và có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, giúp cung cấp các thành phần thiết yếu cho gân để thúc đẩy quá trình tự phục hồi từ bên trong, phổ biến là các sản phẩm chứa collagen typ 1, kết hợp với mucopolysacharid, vitamin C và Mangan.
  • Với các trường hợp tình trạng viêm nặng, kéo dài có thể tiêm corticoid trực tiếp vào khớp.

Tuy nhiên, việc tiêm corticoid nội khớp có thể làm yếu gân và làm chậm quá trình lành gân. Việc tiêm corticoid trực tiếp vào khớp nói chung cần được thực hiện cẩn thận trong môi trường vô trùng và được thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo bài bản về tiêm nội khớp vì nếu bị nhiễm trùng, tràn máu vào ổ khớp sẽ rất tai hại, khớp vai có nguy cơ mất chức năng vĩnh viễn.

Can thiệp phẫu thuật: thường chỉ áp dụng khi các biện pháp điều trị khác không đạt được kết quả mong muốn.

Phòng ngừa tình trạng viêm gân chóp xoay:

Bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt, vận động điều đổ để hạn nguy cơ cũng như diễn tiến đau gân chóp xoay:

  • Với các tổn thương nhẹ, đôi khi bạn chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý.
  • Dùng thuốc và luyện tập theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ;
  • Cố gắng tránh làm việc bằng tay đang bị bệnh;
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung để tăng cường độ dẻo dai cho gân dây chằng và hạn chế nguy cơ chấn thương nếu như bạn thường xuyên chơi thể thao hoặc các công việc vận động lặp đi lặp lại.

BTV Dược sĩ Thanh Hoa

]]>
https://tendoactive.vn/viem-gan-chop-xoay-vai-benh-ly-khong-the-xem-thuong-1066/feed/ 0
4 Bài tập phục hồi Tennis elbow https://tendoactive.vn/4-bai-tap-phuc-hoi-tennis-elbow-1054/ https://tendoactive.vn/4-bai-tap-phuc-hoi-tennis-elbow-1054/#respond Sat, 06 Nov 2021 04:27:56 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1054 Những người chơi thể thao, đặc biệt là các môn phải sử dụng chi trên nhiều như cầu lông, tennis, bóng chuyền,… thường xuyên gặp phải tổn thương tennis elbow.
Bản chất của tổn thương tennis elbow là tổn thương vùng gân mỏm lồi cầu xương cánh tay, do quá trình vận động lặp đi lặp lại thường xuyên dẫn tới tình trạng quá tải, gây tổn thương.
Khi có tổn thương việc nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng kết hợp với tập luyện là 3 yếu tố tiên quyết giúp quá trình phục hồi tốt nhất. Cùng tìm hiểu 4 bài tập đơn giản, hiệu quả cho tổn thương Tennis elbow nhé:

1, Day khuỷu tay

Đây là cách hữu hiệu để cải thiện các triệu chứng đau ở vùng gân bị tổn thương.
Thực hiện:
  • Gấp cổ tay và khuỷu tay của bên bị đau
  • Dùng ngón cái tay còn lại, ấn vào vị trí đau và xoa dần ra các vùng lân cận theo dạng xoáy ốc, lực gia tăng từ từ

Ban đầu sẽ đau nhưng sau đó cải thiện dần sau một vài tuần.

2, Bài tập nắm chặt tay

Cảm giác cầm nắm yếu là triệu chứng thường gặp ở hội chứng tennis elbow. Điều này có thể được cải thiện bằng cách làm mạnh các cơ vùng cẳng tay. Từ đó những hoạt động thường ngày được thực hiện dễ dàng hơn.
Dụng cụ: khăn hoặc bóng nhỏ
Thực hiện:
  • Tư thế ngồi với cẳng tay của bạn đặt lên mặt bàn
  • Cuộn tròn chiếc khăn. Giữ khăn hoặc một trái banh nhỏ trong lòng bàn tay của bạn
  • Siết chặt chiếc khăn trong tay. Giữ tư thế đó trong khoảng 10 giây
  • Thư giãn và lặp lại 10 lần
  • Đổi bên, thực hiện tương tự với cánh tay còn lại.

3, Bài tập gấp duỗi cổ tay

Nhóm cơ gấp, duỗi cổ tay bám vào vùng khuỷu tay cũng có thể bị quá sử dụng, đặc biệt khi chơi thể thao dùng vợt.

Dụng cụ: Tạ hoặc vật nặng khoảng 1kg
Thực hiện:

  • Ngồi thoải mái, đặt 2 khuỷu tay lên 1 mặt phẳng như ghế hoặc đùi, sấp bàn tay cầm tạ
  • Từ từ gập bàn tay lên trên và giữ khoảng 2s sau đó từ từ gập bàn tay xuống. Thực hiện 4 lần 10 nhịp
  • Lặp lại với tay ngửa lên trên.

Lưu ý: không di động cánh tay và cẳng tay

4, Bài tập xoắn khăn

Dụng cụ: một chiếc khăn

Thực hiện:

  • Ngồi trên ghế. Giữ một chiếc khăn bằng cả hai tay. Thả lỏng 2 vai.
  • Xoắn chiếc khăn bằng cả hai tay với hai hướng ngược nhau nhiều nhất có thể. Tư thế này tương tự như bạn đang vắt nước.
  • Lặp lại 10 lần. Sau đó lặp lại 10 lần với hướng ngược lại.

Một số lưu ý:

Luôn luôn đảm bảo rằng bạn đã thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập. Bởi vì bạn cần được loại trừ những chấn thương nghiêm trọng như rách gân hoặc cơ.

Không bắt đầu tập khi vẫn còn các triệu chứng sưng viêm. Sau khi tập nếu có tình trạng đau, cần nghỉ ngơi và chườm đá. Sau đó, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn. Bởi vì cần đảm bảo rằng bạn thực hiện các bài tập chính xác.

Việc tập luyện đóng một vai trong quan trọng, tuy nhiên bạn cũng cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp và bổ sung dinh dưỡng cho gân dây chằng tổn thương phục hồi tốt nhất. Chúc bạn mau chóng hồi phục.

BTV  Dược sĩ Nguyễn Hiền
]]>
https://tendoactive.vn/4-bai-tap-phuc-hoi-tennis-elbow-1054/feed/ 0