Tendoactive https://tendoactive.vn Cho sức khỏe và sự dẻo dai của gân Thu, 05 Jan 2023 03:10:56 +0000 vi hourly 1 Tiêm corticoid vào khớp: Dễ dãi là mang họa https://tendoactive.vn/tiem-corticoid-vao-khop-de-dai-la-mang-hoa-832/ https://tendoactive.vn/tiem-corticoid-vao-khop-de-dai-la-mang-hoa-832/#respond Fri, 16 Oct 2020 04:19:10 +0000 http://tendoactive.vn/?p=832 Khi tuổi thọ càng cao sẽ kéo theo nhiều hệ lụy liên quan tới xương khớp. Trong một số trường hợp cần sử dụng corticoid tiêm vào khớp để điều trị, song việc làm này cần phải cân nhắc rất kỹ giữa lợi ích chữa bệnh và những nguy cơ do thuốc gây ra cho người sử dụng. Thế nhưng, hiện ở một số địa phương việc tiêm corticoid vào khớp còn rất tuỳ tiện…

Dùng khi nào?

Dùng thuốc tiêm vào trong khớp (như khớp gối) hay khoang mô mềm (như vị trí giữa cơ và xương) là thủ thuật hay dùng để chẩn đoán và điều trị một số bệnh như thấp khớp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, hội chứng ống cổ tay. Nhiều nghiên cứu về việc tiêm corticoid vào khớp gối chứng minh rằng chúng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau, viêm. Hiệu quả thay đổi tuỳ theo liều dùng. Liều tương đương quy ra prednisolon được các thầy thuốc dùng thay đổi trong một khoảng khá rộng (từ 6,25-80mg), tuỳ theo độ lớn của các loại khớp (gối, cổ tay, cùi tay, ngón tay, ngón chân, vai, háng).

tiêm khớp

Tiêm thuốc vào khớp cần được thực hiện tại cơ sở y tế

Khi có tràn dịch khớp sẽ có tình trạng viêm bao hoạt dịch. Việc tiêm corticoid kèm với việc chọc rửa khớp thường đem lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy có khuyến cáo nếu tràn dịch khớp gối vẫn tồn tại sau 2 lần tiêm (cách nhau 8-10 ngày) thì nên chọc rửa khớp kèm với tiêm corticoid.

Những corticoid thường dùng tiêm vào khớp là hydrocortisone, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon… chúng đều có tác dụng chung của nhóm corticoid như có tác dụng trên chuyển hoá glucid, protid, lipid, muối và nước (với vai trò là một hormon hay như một hormon) nhưng mức độ có khác nhau. Về vai trò trên chuyển hoá: độ mạnh xếp theo thứ tự hydrocortison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon. Về vai trò chống viêm chống dị ứng: độ mạnh lại xếp theo thứ tự ngược lại. Chẳng hạn: triamcinolon có hiệu quả làm giảm đau, chống viêm, chống dị ứng cao nhất nhưng lại ít có tác dụng chuyển hoá glucid, protid, lipid và ít gây ứ muối nước. Nếu lấy prednisolon làm chuẩn thì methylprednisolon có hiệu lực gấp 11,5 lần và 25mg prednisolon chỉ bằng 20mg triamcinolon. Những so sánh này chỉ có tính chất tương đối khi tính toán liều lượng (vì trong lâm sàng chúng còn phụ thuộc vào tính đáp ứng của từng cá thể).

Và những lưu ý

Thủ thuật này thường gây ra một số nguy cơ nguy hiểm, vì thế cần chú ý:

Yêu cầu đầu tiên là người thực hiện thủ thuật này phải có trình độ chuyên môn hiểu rõ cấu tạo khớp, bao hoạt dịch để có thể đưa thuốc vào đúng chỗ và phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối. Hiện nay, ngay tại một số vùng nông thôn, một số người làm dịch vụ y tế chưa có đủ trình độ cần thiết đến từng nhà thực hiện thủ thuật này là rất nguy hiểm, dẫn đến nhiễm khuẩn khớp, rách gân, tổn thương cơ, nặng hơn có thể để lại các di chứng. Việc thực hiện thủ thuật này cần được cân nhắc về liều lượng và cân nhắc đến tiền sử bệnh tật. Nếu dùng liều cao, nhắc đi nhắc lại nhiều lần kéo dài, thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ toàn thân: giữ muối và nước, xáo trộn cân bằng điện giải, làm giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho nhiễm khuẩn, siêu vi nấm. Nếu không chú ý đến tiền sử bệnh tật của người bệnh sẽ làm tăng huyết áp, suy tim co thắt (đối với người có nguy cơ tim mạch), làm giảm dung nạp glucose (với người bệnh đái tháo đường).

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc dùng thủ thuật này cũng có thể gây ra dị ứng (mặc dù đây là những thuốc chống viêm chống dị ứng). Vì thế, khi thực hiện thủ thuật này phải xem xét người bệnh có tiền sử dễ bị dị ứng hay không và đặc biệt là có dị ứng với bản thân thuốc này hay không (trong các lần dùng trước bằng đường dùng khác).

Một số tài liệu trước đây cho rằng, nếu tiêm vào khớp nhiều lần có thể làm phá huỷ sụn khớp, teo cơ nhưng hiện cũng có tài liệu cho rằng điều này do bản chất của bệnh hơn là do tác động của corticoid. Tuy chưa thống nhất nhận định nhưng đây cũng là điều cần cảnh giác.

Mỗi thuốc có các chống chỉ định riêng, nhưng nói chung việc tiêm corticoid vào khớp thường không được dùng cho người đang bị các bệnh do nhiễm vi khuẩn, siêu vi, nấm, bệnh gút, vẩy nến, người bị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, người có các nguy cơ bị bệnh tim mạch, người có thai, đang cho con bú.

Các thuốc tiêm vào khớp thường là các hỗn dịch, nên phải chú ý lắc kỹ trước khi tiêm.

Tiêm trực tiếp corticoid vào khớp là một thủ thuật đem lại hiệu quả giảm đau giảm viêm, chống cứng khớp nhanh nhưng chỉ có tác dụng nhất thời (cho dù với cách làm tốt có thể kéo dài hiệu quả tới 16-24 tuần), phải được thực hiện tại bệnh viện với sự chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, có điều kiện tiêm bảo đảm, không được thực hiện tại nhà với những người chưa đủ trình độ, không có điều kiện tiêm bảo đảm và ngay khi thực hiện tại bệnh viện cũng phải hết sức thận trọng. Người bệnh đừng vì nôn nóng muốn khỏi bệnh nhanh, ngại đi lại, tốn kém mà dễ dãi chấp nhận những cách làm không đúng dẫn đến nguy hiểm.

Theo nguồn benhxuongkhop.vn

]]>
https://tendoactive.vn/tiem-corticoid-vao-khop-de-dai-la-mang-hoa-832/feed/ 0
Xử lý và bài tập phục hồi chấn thương bong gân cổ chân https://tendoactive.vn/xu-ly-va-phuc-hoi-sau-chan-thuong-bong-gan-day-chang-co-chan-703/ https://tendoactive.vn/xu-ly-va-phuc-hoi-sau-chan-thuong-bong-gan-day-chang-co-chan-703/#respond Mon, 24 Feb 2020 10:10:36 +0000 http://tendoactive.vn/?p=703 Chấn thương bong gân – dây chằng cổ chân là chấn thương rất phổ biến khi chơi thể thao và trong quá trình vận động sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng chấn thương này còn được gọi là chấn thương lật cổ chân hay ” lật sơ mi”. Bong gân khớp cổ chân là tình trạng các dây chằng xung quang khớp cổ chân bị giãn quá mức, có thể dẫn đến rách một phần hoặc rách toàn bộ dây chằng dưới tác động của lực chấn thương. Tuy nhiên chúng ta thường xem nhẹ tổn thương này, có rất nhiều trường hợp lật khớp cổ chân tái phát thường xuyên gây đau và yếu khớp kéo dài. Vì vậy cần biết cách điều trị và phục hồi kịp thời.

d0bbong-gan-co-chan

Có ba mức độ bong gân cổ chân:

  • Độ 1 (nhẹ): dây chằng bị kéo giãn nhẹ, tổn thương ở mức độ vi thể trên các sợi xơ với biểu hiện sưng nề nhẹ quanh mắt cá chân.
  • Độ 2 (trung bình): đứt một phần dây chằng với biểu hiện: sưng nề mức độ vừa phải quanh khớp cổ chân, cảm giác mất vững khớp cổ chân khi thăm khám.
  • Độ 3 (nặng): đứt hoàn toàn dây chằng, biểu hiện sưng nề, bầm tím toàn bộ khớp cổ chân, khi thăm khám thấy khớp cổ chân mất vững rõ.

Phần lớn các trường hợp bong gân cổ chân chỉ gặp ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị hoặc tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi và phải hạn chế đi lại, có thể tham khảo các biện pháp xử lý và phục hồi sau đây:

Giai đoạn cấp tính: Thời gian 1-3 ngày kể từ khi chấn thương:

Mục tiêu: Giảm sưng, đau, tránh tái phát lại và có thể đi lại nhẹ nhàng

Thực hiện:

  • Băng ổn định cổ chân bằng băng dính
  • Đi với nạng nếu không chống chân đau được(trong vài ngày đầu)
  • Chườm lạnh: dùng túi chườm lạnh hoặc khăn chườm 3-4 lần/ ngày, mỗi lần 15-20 phút
  • Kê chân cao(hơn mặt phẳng tim, khi nằm).

chan-thuong-bong-gan-suckhoecuocsong_com_vn

Giai đoạn bán cấp: 1 – 1,5 tuần sau chấn thương

Mục tiêu: Tiếp tục kiểm soát tình trạng sưng , đau. Tăng tầm vận động khớp thụ động với mức độ đau cho phép

Thực hiện:

  • Tiếp tục chườm lạnh nếu còn sưng đau
  • Massage bằng đầu ngón tay nhẹ nhàng
  • Vật lý trị liệu: Kích thích điện, siêu âm trị liệu tại các phòng phục hồi vật lý trị liệo

Tập luyện:

Tập chủ động tầm vận động của cổ chân: Gập cổ, bàn chân, vận động ngửa ngoài bàn chân, xoay tròn – duỗi – xấp trong, tập viết chử cái trong không khí

chan-thuong-bong-gan1-suckhoecuocsong_com_vn

Tập mạnh cơ: Tập gồng cổ chân, tập các ngón chân ghì xếp miếng vải lại, tập các ngón chân quắp lấy hòn bi, hoặc miếng giấy mỏng, đá tạ đứng 4 hướng

chan-thuong-bong-gan2-suckhoecuocsong_com_vn

Tập thăng bằng: Đứng 2 chân trên ván thăng bằng

Kéo dãn: Tập tầm vận động cổ chân thụ động như co, duỗi. (không xoắn bẻ cổ bàn chân), kéo dãn nhẹ nhàng gân gót.

chan-thuong-bong-gan3-suckhoecuocsong_com_vnGiai đoạn tập luyện phục hồi: 2-3,5 tuần sau chấn thương

Mục tiêu: Tăng dần tầm độ khớp, tập nâng dần mạnh cơ, nâng dần giữ thăng bằng, làm quen dần với hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tập đi đứng chống chân đau bình thường.

Phương pháp tập:

Kéo dãn: Kéo dãn cơ mác, bụng chân, cơ dép cường độ tăng dần, di động khớp: gập , duỗi , ngửa, xoay ngoài

chan-thuong-bong-gan4-suckhoecuocsong_com_vn

Tập chịu trọng lượng: Đứng trên gót chân, nhón ngón chân, tập bước lên xuống bậc thang (20cm) 10 phút x 3 lần, đứng nhún 2 gối nhẹ

Tập giữ thăng bằng(chịu dần trọng lượng): Đứng trên ván bấp bênh 2 tập đến 1 chân, đứng 1 chân trên nền đất, phối hợp bắt giữ và ném banh

chan-thuong-bong-gan5-suckhoecuocsong_com_vn

Chú ý: Tiếp tục ngăn ngừa sưng đau nhất là sau tập luyện và sử dụng băng keo dính, nẹp nâng đở cổ chân khi tập luyện thể thao nhằm tránh tái chấn thương

Phòng ngừa bong gân và tránh tái phát

  • Khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao hoặc thực hiện các hoạt động thể lực khác.
  • Đi giày thể thao đúng chủng loại, dúng kích cỡ
  • Cẩn thận khi bước, chạy hoặc nhảy trên nền mấp mô.
  • Giảm hoặc dừng chơi thể thao khi xảy ra tình trạng đau khớp cổ chân.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho gân, dây chằng để tăng cường độ dẻo dai và hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương nhanh hơn.

Cần tránh bong gân tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến bong gân mạn tính. Nếu bị bong gân một lần, các dây chằng không được phục hồi hoàn toàn thì sẽ xảy ra bong gân tái diễn nhiều lần. Nếu tình trạng đau kéo dài trên 4 – 6 tuần được gọi là bong gân mạn tính. Cần tránh các hoạt động có xu hướng làm bong gân mạn tính nặng lên như: bước đi trên nền đất mấp mô, chơi các môn thể thao làm cho cổ chân dễ bị vặn xoắn.

Bổ sung dinh dưỡng cho gân, dây chằng là một trong những biện pháp đang được quan tâm, giúp hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi tổn thương gân, dây chằng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung collagen typ 1, mucopolysaccharid – những thành phần chính trong cấu tạo của gân, dây chằng giúp thúc đẩy tiến trình phục hồi tổn thương và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng cũng như cải thiện vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn.

Lưu ý: Nếu tình trạng bong gân cổ chân ở mức độ vừa và nặng thì bắt buộc phải đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. 

BTV Dược sĩ Thanh Hoa

 

 

]]>
https://tendoactive.vn/xu-ly-va-phuc-hoi-sau-chan-thuong-bong-gan-day-chang-co-chan-703/feed/ 0
Giãn dây chằng gối có cần mổ không? https://tendoactive.vn/gian-day-chang-goi-co-can-mo-khong-560/ https://tendoactive.vn/gian-day-chang-goi-co-can-mo-khong-560/#respond Fri, 08 Nov 2019 11:06:15 +0000 http://tendoactive.vn/?p=560 Bong gân, giãn dây chằng là cách gọi dân gian được sử dụng với đa số các trường hợp gặp phải tổn thương. Tuy nhiên cách gọi này không hoàn toàn chính xác, do có nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Trên thực tế có thể dây chằng bị dập giãn hoặc rách đứt, với mỗi mức độ tổn thương sẽ cần phương pháp điều trị khác nhau.

Các mức độ tổn thương dây chằng gối:

  • Giãn dây chằng mức độ 1: Là tình trạng chấn thương nhẹ, dây chằng chỉ giãn ra hoặc có một số ít bó sợi bị đứt. Với mức độ này thường có thể tự phục hồi nếu nghỉ ngơi và vận động hợp lý.
  • Giãn dây chằng mức độ 2: Dây chằng giãn quá mức, có thể rách 1 phần, nhiều bó sợi bị đứt nhưng khớp vẫn vững, có thể gây đau nhức và làm hạn chế vận động khớp. Lúc này cần có sự kiểm tra và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, vẫn có khả năng phục hồi tốt nếu có chế độ tập luyện tích cực, bổ sung dinh dưỡng tái tạo trực tiếp cho dây chằng.
  • Giãn dây chằng mức độ 3: Đây là mức độ nghiêm trọng, dây chằng bị rách nhiều hoặc đứt hoàn toàn gây lỏng khớp, vận động khó khăn, khớp kém linh hoạt và trở nên lỏng lẻo, tùy thuộc vào nhu cầu vận động của bệnh nhân và chức năng hiện tại của khớp gối bác sĩ sẽ cân nhắc để có chỉ định mổ hay không.

acl-1

Điều trị không phẫu thuật với mức độ tổn thương nhẹ và vừa

  • Nẹp : Mục đích của việc dùng nẹp là giữ cho đầu gối được ổn định, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nạng để giảm trọng lượng đổ dồn về chân chấn thương.
  • Vật lý trị liệu : Khi gối đã ổn định và hết sưng đau thì bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành các bài tập vật lý trị liệu nhằm phục hồi dần dần chức năng của khớp gối đồng thời nâng cao sức mạnh các vùng cơ tại đây .
  • Bổ sung collagen typ 1, mucopolysaccharid là nguyên liệu chính tái tạo lên gân, dây chằng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh và tốt hơn

cung-khop-goi-sau-phau-thuat

Điều trị phẫu thuật

  • Tái tạo dây chằng đầu gối:

Với các trường hợp dây chằng có rách đứt nghiêm trọng, không thể tự tái tạo lại được thì chỉ định phẫu thuật là cần thiết. Chất liệu để tạo dây chằng mới thường lấy từ chính bản thân người bệnh hoặc từ người khác ở các bộ phận như : gân bánh chè, gân cơ tứ đầu đùi, gân kheo.

Việc tái tạo lại dây chằng đầu gối và hồi phục cần nhiều thời gian, thông thường mất ít nhất 6 đến 9 tháng thì mới có thể quay trở lại chơi các môn thể thao.

Quá trình phục hồi gân, dây chằng sau mổ cũng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tiến trình trở lại vận động, người bệnh cần lưu ý:

  • Vật lý trị liệu thường xuyên
  • Tập phục hồi chức năng với các bài tập phù hợp theo từng giai đoạn phục hồi, nên có sự theo dõi và tư vấn của bác sĩ
  • Bổ sung dinh dưỡng tái tạo cho gân, dây chằng để hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất

Bổ sung dinh dưỡng cho gân, dây chằng là một trong những biện pháp đang được quan tâm, giúp hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi tổn thương gân, dây chằng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung collagen typ 1, mucopolysaccharid – những thành phần chính trong cấu tạo của gân, dây chằng giúp thúc đẩy tiến trình phục hồi tổn thương và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng cũng như cải thiện vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn.

Theo nguồn benhvien108.vn

 

]]>
https://tendoactive.vn/gian-day-chang-goi-co-can-mo-khong-560/feed/ 0
Cách xử lý cần biết khi bị căng cơ https://tendoactive.vn/cach-xu-ly-khi-bi-cang-co-547/ https://tendoactive.vn/cach-xu-ly-khi-bi-cang-co-547/#respond Wed, 06 Nov 2019 03:21:23 +0000 http://tendoactive.vn/?p=547 Căng cơ là tình trạng các thớ cơ căng giãn hơn bình thường, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ, thường xảy ra khi mang vác vật nặng sai tư thế. Căng cơ thường thấy ở những nơi có các vận động xoay tròn hoặc uốn cong như ở vùng thắt lưng, cổ, tay và chân.

Căng cơ là tình trạng các thớ cơ căng giãn hơn bình thường, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ, thường xảy ra khi mang vác vật nặng sai tư thế. Căng cơ thường thấy ở những nơi có các vận động xoay tròn hoặc uốn cong như ở vùng thắt lưng, cổ, tay và chân. Các vùng bị đau có khuynh hướng bị sưng lên và cũng có thể xuất hiện những vết bầm tím.

42

Cần làm gì khi bị căng cơ?

Khi bị căng cơ, phải dừng ngay lao động, tập luyện sau đó bạn cần chườm lạnh. Vì chườm lạnh rất hữu hiệu khi bị chấn thương cấp tính. Chườm lạnh cũng làm giảm lượng máu lưu thông về khu vực được chườm lạnh, giúp giảm sưng tấy quanh chấn thương. Khi chườm lạnh có thể dùng khăn bọc đá cho mát hoặc dùng túi đựng đá (tránh lạnh trực tiếp) để chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, hãy để khu vực bị chấn thương trở lại nhiệt độ bình thường trước khi chườm lạnh một lần nữa. Có thể lặp lại nhiều lần trong ngày. Có thể chườm lạnh trong 1 – 3 ngày đầu sau khi bị thương. Không nên chườm một lần quá lâu. Mục đích để phòng biến chứng, không gây tụ máu hay chảy máu. Sau khi chườm lạnh xong cần nghỉ ngơi thư giãn. Không sử dụng chườm lạnh nếu tuần hoàn của bạn kém. Hãy cẩn thận khi chườm lạnh nếu da bạn đang ở điều kiện kém hoặc bị rách và trầy da.

iihwizdrrrcktatihmbqeeb2lm                                                                                   Chườm lạnh giúp giảm sưng tấy

Những điều không nên làm khi bị căng cơ?

Khi bị chấn thương, bệnh nhân không được chườm nóng, không dùng dầu và rượu xoa bóp. Vì chườm nóng hoặc xoa bóp khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi. Chúng sẽ trở nên yếu hơn và dễ chấn thương trở lại khi có những cử động hơi mạnh.

12-anh-xuc-1512225662245

Tuyết đối không được thoa dầu nóng khi xảy ra chấn thương

Khi bị căng cơ nếu chơi bất cứ một loại hình thể thao nào cần cường độ vận động mạnh đều không tốt vào thời điểm này. Hầu hết các tổn thương thể thao xảy ra khi bạn ngã hoặc va đập hoặc khi bạn đang chơi với tất cả khả năng của mình. Vì vậy, cần điều chỉnh thể lực, giảm bớt khối lượng tập hoặc chọn một thể thức tập luyện khác, nên nghỉ ngơi sau khi tập thể dục vừa phải.

Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau khi điều trị được 2-3 ngày. Lúc này, người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng (khoảng 50% sức) và tăng từ từ để cơ thể dễ thích nghi. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn còn khó khăn, cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, bệnh nhân cần đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.
BTV Phạm Quý
]]>
https://tendoactive.vn/cach-xu-ly-khi-bi-cang-co-547/feed/ 0
Bong gân cổ chân- Xử trí thế nào? https://tendoactive.vn/bong-gan-co-chan-xu-tri-the-nao-480/ https://tendoactive.vn/bong-gan-co-chan-xu-tri-the-nao-480/#respond Mon, 04 Nov 2019 04:12:34 +0000 http://tendoactive.vn/?p=480  Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp và chủ quan nhất trong thể thao, đặc biệt các môn như: tennis, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền…. dễ xảy ra va chạm hoặc bật nhảy, tiếp đất sai tư thế,….  Tình trạng này thường kéo dài, dai dẳng, dễ lật đi lật lại nhiều lần nếu không có biện pháp phục hồi kịp thời.

trat-so-mi-co-chan

Bong gân là tình trạng tổn thương dây chằng như giãn, dập, hoặc rách,…. làm cổ chân sưng và đau nhói tại 1 điểm, trường hợp nặng có thể gây lỏng cổ chân, cản trở trong quá trình vận động.

Xử trí:

Ngay lúc chấn thương, áp dụng ngay nguyên tắc RICE:

  • Rest: Khi bong gân, phải ngưng chơi ngay.
  • Ice: Chườm túi nước đá lên vùng sưng đau 10-20 phút mỗi 3-4 lần trong 48 giờ đầu.
  • Compression: Dùng băng thun băng ép nhẹ cổ chân.
  • Elevation: Ngồi hoặc nằm kê chân cao.

Uống thuốc giảm đau kháng viêm. Không nên xoa bóp dầu nóng, thuốc rượu, đắp muối, vì sẽ làm máu bầm nhiều hơn và dây chằng lành không tốt.

Nếu sau 3-5 ngày mà vẫn còn sưng đau, đi không được nên đến khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương thể thao.

Tập phục hồi:

Một vài ngày sau khi giảm sưng, đau phải tập phục hồi ngay. Chương trình tập gồm 3 phần chính:

1. Lấy lại tầm vận động và sự mềm dẻo của khớp: gập duỗi nhẹ nhàng cổ chân. Sau 5-7 ngày, bắt đầu tập bẻ cổ chân vào trong và ra ngoài. Làm bài tập kéo căng(stretching) gân cơ bụng chân, gót chân.

3-bai-tap-sieu-hieu-qua-tri-dau-got-chan_31814390

2. Lấy lại sức mạnh cổ chân: sau khi tầm vận động đạt 60-70%, tập sức mạnh gân cơ vùng cổ chân: Đá chân với tạ, hoặc dây cao su chun giãn.

15-lateral-mini-band-walk

 

3. Tập thăng bằng: Sau khi tầm vận động và sức mạnh cổ chân gần như hoàn toàn, tập đứng 1 chân trên chân đau, dang chân còn lại và 2 tay, giữ trong 1 đến 2 phút.

Khi nào chơi thể thao lại?

Do quá trình phục hồi dây chằng cổ chân có thể kéo dài từ 1,5-3 tháng tùy mức độ nên cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau như nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tập phục hồi cũng như cung cấp dinh dưỡng là các thành phần cấu tạo lên dây chằng ( Collagen type 1, Mucopolysacharides) giúp rút ngắn thời gian hồi phục, cải thiện chức năng dây chằng tốt hơn.

Khi cổ chân hết sưng, hết đau khi vận động; tầm vận động, sự mềm dẻo và sức mạnh của cổ chân gần như bình thường thì bạn có thể quay trở lại với thể thao.

Khi vận động nên mang băng, nẹp chuyên dùng cố định cổ chân một thời gian trong lúc tập cho sức mạnh cổ chân trở lại bình thường.

Nếu cần tư vấn hay tìm hiểu thêm về các chấn thương thể thao – cách phòng ngừa và xử trí, bạn có thể gọi hotline: 0985.476.152 để được tư vấn kịp thời

BTV Dược sĩ Nguyễn Minh Hiếu

]]>
https://tendoactive.vn/bong-gan-co-chan-xu-tri-the-nao-480/feed/ 0
Cảnh báo: Nhiều người gặp chấn thương do tập thể thao nhưng không điều trị đúng cách https://tendoactive.vn/gap-chan-thuong-do-tap-the-thao-nhung-khong-dieu-tri-dung-cach-417/ https://tendoactive.vn/gap-chan-thuong-do-tap-the-thao-nhung-khong-dieu-tri-dung-cach-417/#respond Mon, 26 Aug 2019 08:09:39 +0000 http://tendoactive.vn/?p=417 Suckhoedoisong.vn – PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức cảnh báo, nhiều bệnh nhân gặp chấn thương thể thao nhưng không biết, bệnh nhân chịu đau dai dẳng, tìm đến các biện pháp massage, châm cứu, thậm chí tìm thầy lang để nắn, kéo, giật … khiến bệnh càng nặng thêm, gây ra những hậu quả khó lường.

Đau sau khi tập thể thao, người bệnh tìm thầy lang chữa đau cơ hoặc” cố thủ” tự điều trị

PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức cho biết, trong những năm gần đây, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận khá nhiều trường hợp tai nạn, chấn thương do chơi thể thao. So với những năm trước, các ca chấn thương thường do lao động, sinh hoạt hay tai nạn, nhưng vài năm trở lại  đây, số người đến khám vì các chấn thương thể thao, tập luyện chiếm gần 50% số trường hợp.

pgs_ts_nguyen_manh_khanhPGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, Viện phó Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức

Đáng lưu ý là nhiều bệnh nhân đến viện trong tình trạng muộn, hoặc do người bệnh chủ quan. PGS Khánh chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân tập cầu lông, khi nhảy lên đánh cầu nhưng tiếp đất không đúng dẫn tới chấn thương gót chân. Lúc đầu người bệnh tưởng mình bị bong gân, cố chịu đau đi lại tập tễnh, sau một thời gian không khỏi mới tìm đến bác sĩ thì phát hiện bệnh nhân bị đứt gân gót. Một số  trường hợp đáng tiếc khác là khi chơi thể thao, người bệnh bị đứt dây chằng chéo ở khớp gối  2 – 3 tháng trước, bệnh nhân quyết “ôm chân” để đi. Hay như bệnh nhân khi đến viện, khớp gối lỏng lẻo, phải đeo băng chun đầu gối để đi lại nhưng “cố thủ” không chịu đi khám bệnh, thậm chí có người “chịu đau” hàng năm trời mới đến viện. Theo PGS Khánh, những trường hợp kể trên rất phổ biến, nhưng người dân không biết rằng làm như vậy là  “tàn phá” khủng khiếp khớp của mình, thậm chí để lại những biến chứng đáng tiếc như rách sụn chêm thứ phát, mòn sụn, làm giảm  tuổi thọ của khớp….

football-1331838_960_720

Nhiều bệnh nhân sau khi bị chấn thương do chơi thể thao, cảm thấy căng, đau mỏi…  còn tìm đến điều trị  bằng massage, châm cứu, giác hút, ngải cứu…  đây là cách điều trị không đúng. Có  bệnh nhân bị chấn thương khớp gối, phần mềm sưng nề, đang có máu tụ trong khớp mà người bệnh lại xoa bóp bằng mật gấu, chườm nóng khiến đầu gối càng sưng hơn, càng gây chảy máu nhiều hơn. Hay như sau tập thể thao bị căng cơ quá mức, đau cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cấp  lại tìm đến các thầy lang để …. kéo, nắn, giật sẽ làm bệnh càng nặng thêm.

Lời khuyên của bác sĩ giúp người chơi thể thao tránh gặp chấn thương

PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh cho rằng, cả vận động viên chuyên nghiệp và người chơi thể thao nghiệp dư đều có thế gặp  chấn thương khi chơi. Chấn thương luôn tiềm ẩn nếu một người  tập luyện không đúng cách,  có thể gặp ở tất cả các môn thể thao từ cá nhân như xà, tạ, chạy bộ, yoga…   đến các môn đối kháng như cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng đá….

sơ cứu khi gặp chấn thươngChấn thương có thể gặp ở hầu hết các môn thể thao nếu tập không đúng cách

PGS Khánh cho biết, nguyên nhân gây ra chấn thương có thể là do người tập không khởi động kỹ, tập luyện không phù hợp với thể trạng và sức khỏe của bản thân, vừa vào tập đã tập với cường độ cao, thời  gian dài… . PGS Khánh dẫn chứng,  một người vừa bắt đầu chạy bộ mà đã chạy tới 10km, cơ thể sẽ không thích ứng được, hay mới nâng tạ đã muốn thử mức tạ 50kg, người có thể trạng nhỏ nhưng tập mới mức độ của người cao to …. tất cả những điều này đều có thể gây ra  chấn thương cho bản thân người tập.  Một trong những nguyên nhân gây chấn thương mà các bác sĩ ở Khoa Chấn thương thể thao, Bệnh viện Việt Đức  thường gặp trong các môn đối kháng như tennis, cầu lông, đá bóng, bóng rổ…. Đây là những môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh, trong đó có những động tác như đang chạy dừng đột ngột,  rướn, những môn thể thao mà cơ thể chịu lực tì đè, nén ép hay dễ  va chạm với đối thủ….. PGS Khánh cho rằng, có  nhiều chấn thương mà người chơi thể thao có thể gặp như các chấn thương phần mềm, căng cơ, giãn dây chằng quanh khớp, trật khớp, trường hợp nặng, người chơi có thể bị đứt gân, đứt dây chằng quang khớp, rách khối cơ chóp xoay … hoặc gãy xương…. Để phòng tránh các chấn thương khi chơi thể thao, PGS Khánh khuyên, người muốn chơi thể thao cần hiểu rõ sức khỏe, ngưỡng chịu đựng của bản thân, lựa chọn môn thể thao phù hợp. Nếu người chơi thể thao mắc một số bệnh như loãng xương bệnh lý, người bị viêm khớp dạng thấp, người bị gút lâu năm…. dễ gặp chấn thương, những người này cần có sự tư vấn của bác sĩ, lựa chọn môn thể thao phù hợp nếu không muốn bệnh nặng thêm. Vì người loãng xương khi tập vận động không phù hợp dễ bị gãy xương, người mắc bệnh khớp khi gặp chấn thương có thể khiến tổ chức quanh khớp bị biến dạng, người bị gút lâu năm, axit uric lắng đọng ở cơ làm giảm sợi collagen dễ bị tai nạn khi tập….

Bên cạnh đó, người tập thể thao cần khởi động kỹ trước khi tập, nhất là những bộ phận chịu tác động lực khi tập, tập với cường độ từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó tùy theo ngưỡng chịu đựng của mỗi người.  Nếu gặp bất cứ bất thường nào khi tập, cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn, PGS Khánh khuyên.

Theo: Suckhoedoisong.vn

]]>
https://tendoactive.vn/gap-chan-thuong-do-tap-the-thao-nhung-khong-dieu-tri-dung-cach-417/feed/ 0
Những lưu ý không thể bỏ qua sau phẫu thuật dây chằng chéo https://tendoactive.vn/nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-399/ https://tendoactive.vn/nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-399/#comments Thu, 02 May 2019 04:30:04 +0000 http://tendoactive.vn/?p=399 Đứt dây chằng chéo trước/ sau là một trong những chấn thương nghiêm trọng thường gặp nhất trong thể thao. Quá trình mổ tái tạo dây chằng hiện nay không quá phức tạp. Tuy nhiên, sau mổ dây chằng chéo nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng theo chế độ riêng thì bệnh nhân có thể mất rất nhiều thời gian để hồi phục, dễ gặp các biến chứng đi kèm như lỏng gối, teo cơ hay thậm chí là đứt dây chằng tái phát.

knee1

Ngoài ra, quá trình phục hồi sau phẫu thuật vô cùng quan trọng nên những bệnh nhân sau khi mổ dây chằng chéo đầu gối nên chú ý chăm sóc sức khỏe và nhất là không nên chủ quan gây ra các biến chứng sau này. Để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn và nhanh chóng quay lại sinh hoạt bình thường thì người bệnh cần  đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  1. Tập vật lý trị liệu phù hợp theo từng giai đoạn

Hiện nay nhờ có sự hiểu biết kỹ càng hơn về cấu tạo sinh học cũng như cơ học của khớp gối, các bài tập tập luyện thể dục thể thao, vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật đã có bước tiến đáng kể và là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Tập vật lý trị liệu giúp thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng của khớp gối, tăng khả năng vận động, tăng sức mạnh cho cơ, gân, dây chằng. Tuy nhiên tập không đúng kĩ thuật hoặc tập với cường độ không phù hợp có thể khiến các tổn thương trở lên nghiêm trọng hơn, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các huấn luyện viên chuyên nghiệp.

6-bai-tapk-vat-ly-tri-lieu-cho-nguoi-thoai-hoa-khop-goi_301136844

Một số lưu ý trong quá trình tập luyện cần tuân thủ:

  1. KHÔNG tự ý bỏ nẹp trong 4 tuần đầu, mang nẹp khi đi đứng, ngay cả khi ngủ, có thể tháo nẹp khi nghỉ ngơi tại chổ. Bỏ nẹp sớm làm giãn yếu dây chằng
  2. KHÔNG bỏ nạng trong tuần đầu (bỏ nạng sớm làm sưng gối sau mổ)
  3. KHÔNG cố co gối quá mức (hơn 120 độ) trong tháng đầu (gây lỏng dây chằng).
  4. KHÔNG đi lại quá nhiều trong giai đoạn đầu (để tránh sưng gối).
  5. KHÔNG lên xuống cầu thang bằng chân đau. Không tự lái xe 2 bánh, ngồi xổm trong 2,5 tháng (tránh những tình huống tai nạn làm đứt lại dây chằng, hoặc làm dây chằng giãn do kéo căng)
  6. KHÔNG nằm bất động tại chổ hay không dám cử động chân mổ vì tâm lý sợ đau, sợ không lành vết mổ, sợ sút ốc vít…(vì sẽ làm ngưng trệ tuần hoàn, teo cơ, mô sẹo co rút).
  7. KHÔNG chạy nhảy, chơi thể thao trong 3 tháng đầu (dây chằng chưa đủ vững chắc cho các tư thế vặn, xoắn, gập gối).
  8. KHÔNG tập các động tác không có trong hướng dẫn của bác sỹ (tập sai sẽ làm ảnh hưởng đến sự vững chắc dây chằng, mà khó có thể sửa lại được).

Do thời gian tập luyện kéo dài, hầu hết các bệnh nhân nên được bác sĩ và chuyên gia hướng dẫn trong thời gian đầu và sau đó tự tập các bài tập chức năng ngay tại nhà. Cần theo dõi tiến triển phục hồi và có sự tham vấn của bác sĩ để có các bài tập phù hợp hoặc có sự giúp đỡ từ các chuyên gia vật lý trị liệu để có các các bài tập nâng cao như: liệu pháp nhiệt, laser, sóng sung điện,…

  1. Bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi

Sinh lý quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra rất phức tạp. Bao gồm 2 giai đoạn chính diễn ra song song là quá trình lành mảnh ghép vào đường hầm và quá trình biến đổi mảnh ghép thành gân thực sự.

  • Lành mảnh ghép (liền mảnh ghép vào đường hầm): Quá trình lành mảnh ghép trong đường hầm xương được hình thành bằng những liên kết sinh học bao gồm các sợi collagen và các tế bào xương tân tạo ở thành đường hầm ( gọi là các sợi Sharpey). Liên kết sinh học này được hình thành vào thời điểm 4-6 tuần sau phẫu thuật và đảm bảo chắc chắn sau phẫu thuật 6 đến 8 tháng.
  • Quá trình biến đổi mảnh ghép thành dây chằng thực thụ:
    Sau khi tái tạo dây chằng chéo trước, tất cả các mảnh ghép tự thân (trong đó có mảnh ghép gân cơ bán gân kết hợp gân cơ thon và gân bánh chè) sẽ được biến đổi dần thành tổ chức có đặc tính cơ học gần giống với dây chằng chéo trước tự nhiên.

Qua các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho thấy quá trình biến đổi sinh học này được diễn ra trong 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu các tế bào sợi dần dần bị biến mất (2-3 tuần sau phẫu thuật)
  • Sau đó xuất hiện các mạch máu tân tạo tại mảnh ghép (tuần thứ 6 đến tuần thứ 8).
  • Giai đoạn tiếp theo (từ tuần 18-24) mảnh ghép biến đổi dần để có cấu trúc gần giống với cấu trúc của dây chằng chéo ban đầu, các tế bào sợi bắt đầu xuất hiện trở lại, đặc biệt xuất hiện các sợi collagen
  • Cuối cùng là giai đoạn biệt hóa, mảnh ghép trở nên đàn hồi hơn, cấu trúc gân dần dần biến đổi thành cấu trúc của dây chằng. Song song với quá trình biến đổi về mô học thì những đặc tính cơ học của dây chằng mới cũng được hoàn thiện dần. Giai đoạn này diễn ra rất chậm kéo dài từ 1-3 năm.

Có thể thấy quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra trong thời gian rất dài, các liên kết của mảnh ghép với đường hầm được hình thành từ collagen và tế bào mới diễn ra sau 4-6 tuần. Phải mất 6-8 tuần để hình thành các mạch máu tân tạo và sau 18-24 tuần (4-6 tháng) mới bắt đầu xuất hiện các sợi collagen type 1 để biến đổi cấu trúc giống với dây chằng ban đầu.

f0e682af586ba235fb7a

Để rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những biện pháp dễ dàng và đem lại hiệu quả rõ rệt là bổ sung các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như: Collagen type 1, Mucopolysaccharides. Các chất này là thành phần cơ bản trong cấu tạo của gân, dây chằng, là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo gân, dây chằng thực sự.

Bằng cách bổ sung trực tiếp Collagen type 1, Mucopolysaccharides và Vitamin C dưới dạng viên uống đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng. Thông qua nhiều nghiên cứu khoa học, sự cải thiện được ghi nhận qua hình ảnh siêu âm, thang đo mức độ đau được cải thiện và giảm sự lệ thuộc của bệnh nhân với thuốc giảm đau trong quá trình điều trị.

Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng dành riêng cho dây chằng sau mổ tái tạo đang được ưu tiên kết hợp song song với các biện pháp vật lý trị liệu góp phần hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục dây chằng sau tổn thương.

  1. Thăm khám bác sĩ định kì

Việc thăm khám định kì và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn trong từng giai đoạn phục hồi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thăm khám định kì sẽ giúp bệnh nhân biết được các biến chứng hoặc dấu hiệu bất thường trong quá trình phục hồi cần xử lý, biết được tình trạng hồi phục hiện tại, có đồng thời có lời khuyên của bác sĩ cho quá trình tập luyện và phục hồi tốt nhất, tránh các biến chứng không đáng có.

Tài liệu tham khảo: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Việt Đức & Mười lưu ý sau phẫu thuật dây chằng chéo – Bác sĩ Trương Công Dũng – Nguyên Tổng thư Ký Hội Y học Thể thao TP. Hồ Chí Minh

]]>
https://tendoactive.vn/nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-399/feed/ 6
Các giai đoạn phục hồi và tập luyện sau phẫu thuật dây chằng chéo https://tendoactive.vn/cac-giai-doan-phuc-hoi-va-tap-luyen-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-394/ https://tendoactive.vn/cac-giai-doan-phuc-hoi-va-tap-luyen-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-394/#respond Thu, 02 May 2019 04:18:17 +0000 http://tendoactive.vn/?p=394 Khớp gối là một khớp lớn và phức tạp có vai trò quan trọng đối với vận động của cơ thể. Khớp gối hoạt động dựa trên sự phối hợp của nhiều cấu trúc, trong đó các dây chằng trong và quanh khớp gối giữ vai trò quan trọng sự vận động và giữ vững khớp gối. Một chấn thương thường gặp và nghiêm trọng nhất đối với khớp gối chính là đứt dây chằng chéo trước. Khi dây chằng chéo trước bị đứt sẽ gây ra lỏng gối, teo cơ, tổn thương sụn chêm kèm theo…,nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối và gây ra thoái hoá khớp sau này. Đặc biệt nguy hiểm khi khớp gối đã bị thoái hóa nặng thì không thể phẫu thuật tái tạo dây chằng và phải phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.

Đối với đa số các trường hợp đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước, chỉ định phẫu thuật là cần thiết. Nếu phát hiện càng sớm thì tỷ lệ thành công cao hơn, vì khi đó, các cấu trúc trong khớp ít bị tổn thương, tình trạng cơ đùi ít bị teo hơn, sự phục hồi tốt hơn.

1e7d319c1d04e45abd15

Phẫu thuật mổ tái tạo dây chằng chéo khớp gối không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự tuân thủ điều trị của người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật. Do đó tìm hiểu các thông tin về sinh lý quá trình tái tạo và các phương pháp tập luyện hợp lý trong từng giai đoạn là vô cùng cần thiết đối với người bệnh.

1, Sinh lý quá trình tái tạo của mảnh ghép

Có hai quá trình khác nhau nhưng diễn ra song hành trên mảnh ghép dây chằng: quá trình liền đoạn mảnh ghép vào đường hầm và quá trình biến đổi của đoạn mảnh ghép trong khớp.

+Lành mảnh ghép (liền mảnh ghép vào đường hầm): Quá trình lành mảnh ghép trong đường hầm xương được hình thành bằng những liên kết sinh học bao gồm các sợi collagen và các tế bào xương tân tạo ở thành đường hầm ( gọi là các sợi Sharpey). Liên kết sinh học này được hình thành vào thời điểm 4-6 tuần sau phẫu thuật và đảm bảo chắc chắn sau phẫu thuật 6 đến 8 tháng.

+Quá trình biến đổi mảnh ghép thành dây chằng thực thụ:
Sau khi tái tạo dây chằng chéo trước, tất cả các mảnh ghép tự thân (trong đó có mảnh ghép gân cơ bán gân kết hợp gân cơ thon và gân bánh chè) sẽ được biến đổi dần thành tổ chức có đặc tính cơ học gần giống với dây chằng chéo trước tự nhiên. Qua các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho thấy quá trình biến đổi sinh học này được diễn ra trong 4 giai đoạn:
– Giai đoạn hoại tử vô mạch của mảnh ghép: các tế bào sợi dần dần bị biến mất, giai đoạn này diễn ra trong 2-3 tuần sau phẫu thuật.
– Giai đoạn xuất hiện các mạch máu tân tạo tại mảnh ghép: giai đoạn này diễn ra sau phẫu thuật từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8.
– Giai đoạn tái cấu trúc, mảnh ghép biến đổi dần để có cấu trúc gần giống với cấu trúc của dây chằng chéo trước, các tế bào sợi bắt đầu xuất hiện trở lại, đặc biệt xuất hiện các sợi collagen. Giai đoạn này diễn ra sau phẫu thuật từ 18-24 tuần.
– Giai đoạn biệt hóa cấu trúc của mảnh ghép: ở giai đoạn này mảnh ghép trở nên đàn hồi hơn, cấu trúc gân dần dần biến đổi thành cấu trúc của dây chằng. Song song với quá trình biến đổi về mô học thì những đặc tính cơ học của dây chằng mới cũng được hoàn thiện dần. Giai đoạn này diễn ra rất chậm kéo dài từ 1-3 năm.

626fae8e82167b482207

Có thể thấy quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra trong thời gian rất dài, các liên kết của mảnh ghép với đường hầm được hình thành từ collagen và tế bào mới diễn ra sau 4-6 tuần. Phải mất 6-8 tuần để hình thành các mạch máu tân tạo và sau 18-24 tuần (4-6 tháng) mới bắt đầu xuất hiện các sợi collagen type 1 để biến đổi cấu trúc giống với dây chằng ban đầu.

Để rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những biện pháp dễ dàng và đem lại hiệu quả rõ rệt là bổ sung các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như collagen typ 1, mucopolysaccharide, vitamin C. Các chất này là thành phần cơ bản trong cấu tạo của gân, dây chằng, là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo gân thực sự. Bằng cách bổ sung trực tiếp collagen type 1, mucopolysaccharide, vitamin C này dưới dạng viên uống đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị các bệnh lý gân thông qua nhiều nghiên cứu khoa học.

2, Các giai đoạn tập luyện cần tuân thủ sau phẫu thuật

2.1 Giai đoạn I: 1-2 tuần sau mổ.

Mục tiêu: bảo vệ mảnh ghép, chống sưng nề, chống đau, phục hồi một phần tầm vận động (ROM), chống teo cơ. Phối hợp các thuốc giảm đau kháng viêm và bổ sung dinh dưỡng từ sớm để thúc đẩy quá trình hồi phục.

Sau 2 tuần khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90 độ, sức cơ tứ đầu đùi phải đủ mạnh.

112

2.2 Giai đoạn II: 3-4 tuần sau mổ: giai đoạn tập sớm.

Mục tiêu: phục hồi vận động gần tối đa, đi đứng với nẹp không khập khiễng, tăng sức mạnh cơ, thăng bằng, tiếp tục bảo vệ mảnh ghép. Kết thúc giai đoạn này hầu như không còn viêm.

Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120 độ và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể.

2.3 Giai đoạn II: 5-16 tuần sau mổ. Là giai đoạn đi đứng có kiểm soát.

Mục tiêu:  phục hồi sức mạnh cơ, phục hồi các phản xạ tự thân. Chú ý tránh tạo lực quá căng lên mảnh ghép. Sau 16 tuần phải đạt duỗi hoàn toàn.

2.4 Giai đoạn IV: tháng thứ 4 trở đi.

Tăng sức bền cơ bắp, phục hồi khả năng kiểm soát và phối hợp các cơ, bước đầu tập các kỹ năng chạy nhảy.

82e801092d91d4cf8d80

2.5 Giai đoạn V: Từ tháng thứ 7 trở lại thể thao.

– Bắt đầu làm quen các môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp. từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật. Tập luyện và thi đấu thể thao bình thường.

Sau 2 tuần- 1 tháng bệnh nhân có thể đến các cơ sở PHCN để điều trị vật lý trị liệu: Nhiệt, điện trị liệu, dòng xung kích thích cơ. Bác sỹ đánh giá độ vững của khớp gối sau mổ, sự teo cơ, cơ lực, mức độ đau khi vận động, tầm vận động khớp… để đưa ra bài tập cụ thể.

Trong suốt quá trình phục hồi sau phẫu thuật cần sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau để giảm các triệu chứng và bổ sung các nguyên liệu cần thiết như collagen typ 1, mucopolysaccharid, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tái tạo gân thực sự. Khi có bất kì dấu hiệu khác thường nào như sưng viêm kéo dài hơn 4 tuần, tình trạng đau nhức không thuyên giảm,… cần có sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh để lại các biến chứng sau phẫu thuật.

( Tài liệu tham khảo: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Việt Đức & Báo sức khỏe đời sống.)

]]>
https://tendoactive.vn/cac-giai-doan-phuc-hoi-va-tap-luyen-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-394/feed/ 0
Tại sao điều trị bệnh lý gân, dây chằng dai dẳng và hay tái phát? https://tendoactive.vn/tai-sao-dieu-tri-benh-ly-gan-day-chang-dai-dang-va-hay-tai-phat-376/ https://tendoactive.vn/tai-sao-dieu-tri-benh-ly-gan-day-chang-dai-dang-va-hay-tai-phat-376/#respond Tue, 19 Mar 2019 09:17:49 +0000 http://tendoactive.vn/?p=376 Gân và dây chằng là mô liên kết quan trọng giúp truyền lực từ cơ tới xương và từ xương tới xương nhằm thực hiện các quá trình vận động phức tạp của cơ thể. Có tới 11,4% dân số gặp phải tổn thương về gân, dây chằng.

Tổn thương sau chấn thương, vận động quá mức hay gặp nhưng nhiều trường hợp vẫn bị tổn thương gân sau những hoạt động tưởng như bình thường, do cấu trúc gân, dây chằng bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa hay vi chấn thương do hoạt động lặp đi lặp lại. Những loại chấn thương này thường dẫn đến viêm và thoái hóa hoặc làm suy yếu các gân, cuối cùng có thể dẫn đến rách hoặc đứt gân.

Hầu hết các thuốc điều trị hiện tại như giảm đau, kháng viêm,… đều hướng đến giải quyết các triệu chứng, không tác dụng trực tiếp đến quá trình tái tạo gân thực sự, do đó mặc dù đa số (90-95%) người bệnh đáp ứng với điều trị nhưng tỉ lệ tái lại phát rất cao.

Cần hiểu rõ vai trò, cấu tạo và sinh lý phục hồi của gân, dây chằng:

1, Cấu tạo của gân

Gân được tạo thành từ các bó sợi collagen song song (chủ yếu type 1) được liên kết chặt chẽ với nhau

a-hierarchical-structure-of-tendon-spanning-from-the-single-collagen-molecule-up-to

Các bó sợi collagen type 1 mang đến sức mạnh và độ đàn hồi cho gân, giúp gân chịu được sức căng và truyền lực từ cơ tới xương. Trong khi glucosaminglycan và proteoglycan ảnh hưởng trực tiếp đến đường kính các sợi collagen do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cơ học của collagen như độ đàn hồi, độ bền, dẻo dai… Ngoài ra sự tương tác này có vai trò quan trọng trong hồi phục các sợi collagen về vị trí ban đầu của chúng sau khi áp lực trên gân được giải phóng, do đó là thành phần vô cùng quan trọng trong cấu trúc gân và dây chằng

2, Quá trình phục hồi gân bị tổn thương – lâu dài và khó hồi phục 100%

Gân, dây chằng là một bộ phận nhạy cảm với tổn thương. Tổn thương thì dễ nhưng hồi phục thì khó. Đặc biệt gân và dây chằng có rất ít mạch máu nuôi dưỡng nên quá trình trao đổi chất và tái tạo mất rất nhiều thời gian. Do đó quá trình điều trị và phục hồi gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi sự kiên nhẫn của người bệnh. Khi gân bị tổn thương, quá trình phục hồi bao gồm 3 giai đoạn:

picture1

 

Pha viêm(1-7 ngày):sinh tổng hợp collagen type III (không hoàn toàn phù hợp với cấu trúc gân) ít có ý nghĩa

Pha tăng sinh (7-21 ngày): sinh tổng hợp collagen type III và các chất nền ngoài tế bào khác như proteoglycan

Pha sửa chữa (3 tuần- 1 năm): sinh tổng hợp collagen type III, glucosaminglycan, ­sinh tổng hợp collagen type I là nguyên liệu chính cho quá trình phục hồi gân thực sự. Mô sửa chữa chuyển dạng thành mô sợi sau khoảng 10 tuần, sau đó chuyển dạng thành mô gân giống sẹo trong vòng 1 năm, tăng liên kết cộng trị giữa các collagen, hình thành mô được sửa chữa với độ cứng và độ mạnh tăng lên.

3, Giải pháp bổ sung dinh dưỡng cho sức khỏe và sự phục hồi gân

Do quá trình phục hồi tổn thương gân kéo dài và gặp nhiều khó khăn nên cần thiết phải phối hợp nhiều biện pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phối hợp nhiều phương pháp trong điều trị bệnh lý gân, dây chằng

 

Trong đó cung cấp các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như collagen type 1, mucopolysaccharide, vitamin C là một trong các yếu tố quan trọng. Người bệnh có thể dùng các thực phẩm giàu collagen type 1 như cá hồi, cá tuyết, da, xương, bắp bò, lòng trắng trứng… tuy nhiên tỉ lệ hấp thu từ thực phẩm là tương đối nhỏ và không ổn định. Bằng cách bổ sung trực tiếp các chất này dưới dạng viên uống đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị các bệnh lý gân thông qua nhiều nghiên cứu khoa học.

Theo một nghiên cứu tại Tây Ban Nha nhằm đánh giá hiệu quả của 3 biện pháp can thiệp khác nhau ở bệnh nhân tổn thương gân Achilles bao gồm sự kết hợp của 435 mg mucopolysaccharide, 75 mg collagen type I và 60 mg vitamin C 3 lần/ngày với bài tập EC hoặc PS so với vật lý trị liệu đơn thuần. Kết quả cho thấy có sự cải thiện đáng kể về điểm số trên thang đo mức độ đau khi nghỉ ngơi và đau khi vận động ở cả 3 nhóm điều trị sau 6 và 12 tuần so với thời điểm ban đầu. Việc bổ sung mucopolysaccharid, collagen type 1 và vitamin C mang lại lợi ích rõ rệt khi kết hợp với vật lý trị liệu. Đặc biệt rõ ràng ở giai đoạn đầu của bệnh khi gân chưa có thay đổi nghiêm trọng về chất nền ngoại bào và mạch máu.

(Theo “A 3-Arm Randomized Trial for Achilles Tendinopathy: Eccentric Training, Eccentric Training Plus a Dietary Supplement Containing Mucopolysaccharides, or Passive Stretching Plus a Dietary Supplement Containing Mucopolysaccharides” – Current Therapeutic Research 78 (2016) 1–7 )

Một nghiên cứu khác về hiệu quả và an toàn của mucopolysacaride, collagen type 1 và vitamin C được thực hiện trên 3 nhóm người mắc các bệnh lý gân achilles, gân bánh chè và viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay (tennis elbow) cũng được thực hiện từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 1 năm 2013 tại Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu trên 98 người cho thấy cơn đau giảm đáng kể khi nghỉ ngơi và khi hoạt động đối với cả 3 nhóm bệnh. Kết quả được ghi nhận từ lần kiểm soát đầu tiên (ngày thứ 30 điều trị). Vào ngày kết thúc cuộc nghiên cứu (ngày 90) cường độ cơn đau khi nghỉ ngơi đã giảm 80% đối với nhóm gân achilles (AC), 71% đối với nhóm gân bánh chè (PA) và 91% đối với nhóm viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay (LE) so với ban đầu (P <.0,001), trong khi đau khi vận động đã giảm 82% cho nhóm AC, 73% cho nhóm PA và 81% cho nhóm LE (P <0,001).”

rrhhkkhr

Ngoài ra còn ghi nhận sự cải thiện các hoạt động chức năng và đặc biệt giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau non-steroid trong quá trình điều trị.

( Theo “The efficacy and safety of oral mucopolysaccharide, type 1 collagen and vitamin C treatment in tendinopathy patients”- Apunts Med Esport. 2014;49(182):31−36 )

Quá trình điều trị và phục hồi của bệnh lý gân rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn, ngoài việc cần phối hợp nhiều phương pháp bao gồm tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc và dinh dưỡng bổ sung,…phải cần có sự kiên trì tuân thủ trong suốt thời gian điều trị để đạt được kết quả tốt nhất và rút ngắn thời gian hồi phục cũng như giảm thiểu tái phát chấn thương sau này.

Ts.Bs Bùi Hải Bình – Khoa cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Theo sức khỏe và đời sống – cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ y tế

]]>
https://tendoactive.vn/tai-sao-dieu-tri-benh-ly-gan-day-chang-dai-dang-va-hay-tai-phat-376/feed/ 0
Đứt dây chằng chéo trước: Hậu quả và thời điểm phẫu thuật https://tendoactive.vn/dut-day-chang-cheo-truoc-xu-tri-nhanh-tranh-hau-qua-nang-ne-340/ https://tendoactive.vn/dut-day-chang-cheo-truoc-xu-tri-nhanh-tranh-hau-qua-nang-ne-340/#respond Fri, 18 Jan 2019 07:42:28 +0000 http://tendoactive.vn/?p=340 Nhiều người bị đứt dây chằng chéo trước (vì tai nạn, chấn thương thể thao, vận động quá mức…) nhưng không biết (do vẫn đi lại được), không xử lý đúng, một thời gian sau mới thấy đầu gối mất vững, đi lại dễ ngã, không mang vác nặng hay chơi thể thao được…

Cùng tìm hiểu rõ về đứt dây chằng chéo trước và hướng xử lý.

Đứt dây chằng chéo trước (DCCT) gây mất vững trước sau và mất vững xoay của khớp gối gây phiền toái cho người bệnh và thường biểu hiện như sau: Có cảm giác yếu chân khi đi lại, chạy nhảy; Cảm thấy khó chịu khi chạy nhanh, khi đổi hướng đột ngột; Khó khăn khi đi xuống dốc hoặc đi xuống cầu thang; Đau và khó chịu khi tiếp đất bằng chân bị chấn thương, đặc biệt trong các động tác giống như nhảy lò cò một chân; Dễ bị ngã khi thực hiện các động tác thể lực: chạy nhanh, đổi hướng đột ngột, nhảy cao…

6c615698347bcd25946a

Hậu quả của đứt DCCT

Đứt DCCT gây mất vững khớp gối làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực của người bệnh, đặc biệt ở người trẻ tuổi có nhu cầu hoạt động thể lực cao. Hậu quả của chấn thương này có thể bao gồm:

Tổn thương sụn chêm thứ phát: Sự mất vững khớp gối làm cho mâm chày trượt ra trước so với lồi cầu đùi khiến cho sụn chêm bị kẹt giữa 2 xương và bị rách. Sự lặp đi lặp lại của hiện tượng này làm cho rách sụn chêm ngày càng lan rộng.

Tổn thương sụn khớp: Thay đổi động học của khớp gối dẫn đến sự bất thường trong phân phối lực của lồi cầu xương đùi xuống mâm chày làm tổn thương sụn khớp. Hậu quả là dẫn đến thoái hóa khớp gối.

Trường hợp nào phải mổ tạo hình DCCT?

Đứt DCCT hoàn toàn: Có chỉ định mổ tạo hình DCCT nhằm cải thiện chức năng khớp gối và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát do đứt DCCT gây nên.

Đứt DCCT không hoàn toàn nhưng phần còn lại của DCCT không còn đủ để giữ vững khớp gối ở người bệnh có nhu cầu vận động thể lực cao cũng có chỉ định mổ tạo hình DCCT.

3d9fc9ddcf5d36036f4c

Tuy nhiên cần cân nhắc một số yếu tố khi chỉ định mổ tạo hình DCCT bao gồm:

  1. Tuổi của người bệnh: Thường thì mổ tạo hình DCCT được chỉ định cho người trẻ tuổi (dưới 50 tuổi). Tuy nhiên một số báo cáo y khoa về tạo hình DCCT cho người trên 50 tuổi cũng cho kết quả khả quan.
  2. Nhu cầu vận động thể lực của người bệnh: Chỉ định mổ tạo hình DCCT được đặt ra với những người có nhu cầu vận động thể lực cường độ cao (ví dụ chơi thể thao).
  3. Biên độ vận động của khớp gối: Chỉ nên tạo hình DCCT khi người bệnh có biên độ khớp gối bình thường hoặc gần như bình thường vì nó ảnh hưởng đến biên độ vận động khớp gối sau mổ.
  4. Sức mạnh của cơ tứ đầu đùi: Cơ tứ đầu đùi càng yếu thì hiệu quả tạo hình DCCT càng thấp. Vì thế tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi trước mổ là cần thiết để có được kết quả khả quan.
  5. Tổn thương xương kèm theo: Nếu có tổn thương xương kèm theo (phù tủy xương) sẽ ảnh hưởng đến khả năng cố định vững chắc mảnh ghép trong đường hầm xương và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
  6. Khớp gối có biểu hiện viêm nhiễm hay không? Mổ tạo hình DCCT không được đặt ra với những trường hợp có nhiễm trùng khớp gối và cần cân nhắc với những trường hợp có viêm hoạt dịch khớp gối.
  7. Tổn thương DCCT trên khớp gối/ chi thể dị tật: Nếu người bệnh có khớp gối hoặc chi dưới dị tật thì không thể hoạt động thể lực ở mức độ cao, nên việc tạo hình DCCT là không cần thiết.

Nên mổ thời điểm nào?

Trong thực hành ngoại khoa, các phẫu thuật viên có một khái niệm “timing surgery” dùng để chỉ thời điểm mổ thích hợp cho người bệnh bị mắc bệnh ngoại khoa cần điều trị phẫu thuật. Trong đứt DCCT cũng không ngoại lệ, các bác sĩ phẫu thuật cũng đặt ra câu hỏi nên mổ vào thời điểm nào thì tốt cho người bệnh và người bệnh khi tìm kiếm sự chăm sóc y tế cũng luôn thắc mắc khi nào thì nên mổ.

73c0122922a9dbf782b8

Trong y văn, khái niệm mổ tạo hình DCCT sớm hay muộn sau chấn thương (cấp tính, bán cấp, mạn tính) cũng không thống nhất. Không có mốc thời gian cụ thể nào để phân định thế nào là mổ tạo hình DCCT sớm hay muộn sau chấn thương khớp gối. Mỗi tác giả đưa ra một phân loại riêng nên nhiều khi dẫn đến sự mơ hồ cho các bác sĩ phẫu thuật và người bệnh.
Mổ tạo hình DCCT sớm trong những tuần đầu sau khi chấn thương làm tăng đáng kể tỷ lệ người bệnh bị viêm dính khớp gối sau mổ, dẫn đến hạn chế biên độ vận động khớp gối sau mổ.
Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, mổ tạo hình DCCT nên thực hiện ở thời điểm ít nhất 3 tuần sau khi chấn thương nhằm hạn chế biến chứng viêm dính khớp gối dẫn đến hạn chế biên độ vận động khớp gối.
Mổ tạo hình DCCT muộn sau chấn thương, khi người bệnh đã bị mất vững khớp gối trong một thời gian dài sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ người bệnh có tổn thương sụn chêm và sụn khớp phối hợp. Hội chấn thương chỉnh hình Hoa Kỳ năm 2014 đã đưa ra khuyến cáo, người bệnh bị đứt DCCT có chỉ định mổ tạo hình DCCT nên mổ trong khoảng thời gian trong vòng 5 tháng sau khi bị chấn thương khớp gối nhằm bảo vệ khớp gối khỏi các tổn thương thứ phát.
Ngoài ra, việc chuẩn bị tâm lý cho người bệnh, lên kế hoạch cho người bệnh trước mổ, các tổn thương kèm theo của khớp gối phối hợp, tình trạng chức năng khớp gối trước mổ (ví dụ không hoặc tràn dịch khớp gối ít, cơ tứ đầu đùi đủ khỏe và không bị teo cơ, biên độ vận động hết tầm…) là những yếu tố quyết định đến thời điểm phẫu thuật.
Hi vọng thông qua bài viết các bạn có thêm thông tin và nắm bắt được tầm quan trọng của chấn thương đứt dây chằng chéo trước và phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra việc tập luyện phục hồi sau chấn thương và bổ sung nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo sau phẫu thuật cũng không thể bỏ qua.
]]>
https://tendoactive.vn/dut-day-chang-cheo-truoc-xu-tri-nhanh-tranh-hau-qua-nang-ne-340/feed/ 0