Tendoactive https://tendoactive.vn Cho sức khỏe và sự dẻo dai của gân Sat, 20 Nov 2021 04:10:01 +0000 vi hourly 1 Mangan – Yếu tố vi lượng cần thiết cho gân, dây chằng https://tendoactive.vn/mangan-yeu-to-vi-luong-can-thiet-cho-gan-day-chang-1031/ https://tendoactive.vn/mangan-yeu-to-vi-luong-can-thiet-cho-gan-day-chang-1031/#respond Wed, 28 Jul 2021 09:43:23 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1031 Mangan (Mn) là một yếu tố vi lượng không thể thiếu với cơ thể và đặc biệt là sự phục hồi của Gân, Dây chằng. Mangan đóng vai trò quan trọng trong một số quá trình sinh lý, là thành phần cấu tạo của nhiều enzym và là chất hoạt hóa của các enzym khác.

Chúng ta đã biết gân, dây chằng được tạo thành từ các bó sợi collagen (90 – 99% collagen type 1) liên kết với nhau nhờ các chất nền ngoại bào. Quá trình phục hồi tổn thương gân, dây chằng bản chất là quá trình tái thiết lập lại hình thái và cấu trúc của các bó sợi collagen này.

Mangan tham gia vào quá trình sinh tổng hợp collagen và góp phần quan trọng trong sự hình thành liên kết chéo collagen cùng với chất nền proteoglycan, đây là hai quá trình quyết định của sự phục hồi gân, dây chằng. Đồng thời làm tăng độ chắc chắn và mềm dẻo cho gân, dây chằng.

1, Mangan tham gia vào quá trình sinh tổng hợp Collagen

Collagen chiếm tới 80-95% thành phần chính của gân, dây chằng. Chuỗi collagen được hình thành bởi các acid amin, trong đó 2 acid amin quan trọng nhất là Glycin và Proline. Một chuỗi collagen gồm axit amin Glycine (33%), Proline và Hydroxyproline (22%), ba chuỗi này tạo nên cấu trúc xoắn của sợi collagen. (1)

Trình tự chuỗi acid amin trong sợi collagen

Trình tự chuỗi acid amin trong sợi collagen

Mangan là yếu tố kích hoạt enzym prolidase – một loại enzyme có chức năng tái chế proline nhằm cung cấp acid amin này để hình thành collagen.(2)

Enzym prolidase đóng một vai trò quan trọng trong việc tái chế proline từ các imidodipeptides (hầu hết có nguồn gốc từ các sản phẩm thoái hóa của collagen) để tái tổng hợp collagen và các protein chứa proline khác.

Cơ chế điều hòa sinh tổng hợp collagen phụ thuộc vào prolidase đã được tìm thấy ở cả mức phiên mã và sau phiên mã (đặc biệt với collagen typ 1). (3)

2, Mangan là yếu tố quan trọng cho quá trình tổng hợp chất nền Proteoglycan

Mangan kích hoạt các enzym glycosyl-transferase, một bước quan trọng trong quá trình liên kết chéo collagen và hình thành các proteoglycan – cơ sở cấu trúc của gân, dây chằng. (4)

Enzym glycosyl-transferase này có nhiệm vụ vận chuyển các monosachardide để gắn vào các vị trí thích hợp hình thành nên cấu trúc glycan (polysaccharide). Glycans gắn với protein tạo ra proteoglycan.

Mangan tham gia vào hoạt động của enzym glucycosyl-transferase

Mangan tham gia vào hoạt động của enzym glucycosyl-transferase

3, Mangan tăng độ mềm dẻo của gân, dây chằng.

Sự khác biệt chính giữa dây chằng và xương là do sự sắp xếp của các ion canxi và ion mangan. Cả hai đều liên kết với một ion photphat. Canxi photphat tạo nên cấu trúc tinh thể của xương với độ cứng cao còn mangan glycerophosphat tạo nên cấu trúc dây chằng mềm dẻo hơn. Gân là phần cuối của cơ nối vào xương trong và xung quanh khớp. Gân là cấu trúc protein rất dày đặc và không đàn hồi giúp khớp di chuyển trong một phạm vi chuyển động nhất định khi cơ co lại hoặc thư giãn. Độ dẻo dai của loại protein này cũng bị ảnh hưởng bởi khoáng vi lượng mangan.

4, Mangan có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm

Mangan giúp hình thành một loại enzyme chống oxy hóa được gọi là superoxide dismutase (SOD). Chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, là những phân tử phá hủy hoặc làm tổn thương các tế bào trong cơ thể. Các tác giả của một nghiên cứu (5) phát hiện ra rằng SOD giúp phá vỡ một trong những gốc tự do nguy hiểm hơn, được gọi là superoxide, thành các thành phần nhỏ hơn không gây hại. Quá trình này có thể làm giảm chứng viêm.

 Cơ thể con người không thể tự sản xuất mangan nhưng có thể lưu trữ trong một số cơ quan ( gan, thận, tụy,xương… và bổ sung mangan từ chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt khi có tổn thương gân, dây chằng việc bổ sung mangan cũng như các nguồn nguyên liệu quan trọng cho việc tái thiết lập hình thái và cấu trúc của gân, dây chằng là rất cần thiết.

Tài liệu tham khảo:

(1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6891674/

(2) Prolidase Deficiency /Peter Hechtman/ DOI: 10.1036/ommbid.392

(3) Prolidase-dependent regulation of collagen biosynthesis/A Surazynski 1, W Miltyk, J Palka, J M Phang/ Affiliations expand/ PMID: 18320291 DOI: 10.1007/s00726-008-0051-8)

(4) Nutritional Support for Soft Tissue Healing/ By Margaret E. Taylor, MBBS, BSC, FACNEM/ Journal of Prolotherapy. 2011;3(3):709-713.)

(5) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3185262/

]]>
https://tendoactive.vn/mangan-yeu-to-vi-luong-can-thiet-cho-gan-day-chang-1031/feed/ 0
Vai trò của dây chằng chéo trước trong khớp gối https://tendoactive.vn/vai-tro-cua-day-chang-cheo-truoc-trong-khop-goi-463/ https://tendoactive.vn/vai-tro-cua-day-chang-cheo-truoc-trong-khop-goi-463/#respond Fri, 01 Nov 2019 08:17:26 +0000 http://tendoactive.vn/?p=463 Dây chằng chéo trước chạy chéo giữa khớp gối, giữ xương chầy không bị trượt ra trước và xoay trong. Bề mặt chịu tải của khớp gối là lớp sụn khớp bao bọc đầu trên xương chầy (mâm chầy) và đầu dưới xương đùi (lồi cầu đùi). Lót giữa lồi cầu đùi và mâm chầy là hai sụn chêm. Sụn chêm có vai trò như giảm xóc, phân tán và hấp thụ bớt trọng lực dồn lên khớp gối.

Giải Phẫu Học Khớp Gối

Khớp gối được cấu thành bởi ba xương: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chầy và xương bánh chè.

Hình 1. Vị trí giải phẫu dây chằng chéo trước

Khớp gối chủ yếu là khớp kiểu bản lề, các xương kết nối với nhau bởi hệ thống dây chằng, gồm dây chằng bên trong (MCL), dây chằng bên ngoài (LCL), dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (PCL) (Hình 1).

Dây chằng chéo trước – DCCT chạy chéo giữa khớp gối, giữ xương chầy không bị trượt ra trước và xoay trong. Bề mặt chịu tải của khớp gối là lớp sụn khớp bao bọc đầu trên xương chầy (mâm chầy) và đầu dưới xương đùi (lồi cầu đùi). Lót giữa lồi cầu đùi và mâm chầy là hai sụn chêm. Sụn chêm có vai trò như giảm xóc, phân tán và hấp thụ bớt trọng lực dồn lên khớp gối.

Vai Trò Của dây chằng chéo trước gối:

Giống như tất cả các dây chằng, DCCT có nhiệm vụ làm vững gối
Theo trục trước – sau, nó ngăn cản sự trượt ra phía trước của xương chày so với xương đùi : vì thế nó chặn lại chuyển động “ngăn kéo trước” của xương chày so với xương đùi

 

untitled-jjjj

Theo trục xoay, dây chằng chéo trước ngăn không cho xương chày xoay vào trong so với xương đùi, khi cẳng chân xoay vào trong dây chằng chéo trước sẽ quấn quanh dây chằng chéo sau.

Chuyển động xoay quá vào trong của xương chày so với xương đùi có thể dẫn tới đứt LCA

day-kkk

Đứt dây chằng chéo trước không gây nên biến chứng gì cho chuyển động của khớp gối theo trục gấp duỗi. Nhưng khớp gối lại không được bảo vệ trong vận động xoay và xoắn vặn: đặc biệt là trong trường hợp xoay người, mà bàn chân cố định dưới đất.

Do đó khi đứt DCCT bệnh nhân sẽ giảm chức năng gối, đặc biệt trong các hoạt động đòi hỏi di chuyển nhanh, mạnh và đột ngột như chơi các môn thể thao cần di chuyển nhiều như: bóng đá, tennis, bóng chuyền,… Ngoài ra còn có tổn thương thứ phát các thành phần khác của gối, trong đó 2 thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất là sụn chêm và sụn mặt khớp. Tổn thương sụn chêm thường gặp là rách sụn chêm dẫn đến biểu hiện đau, kẹt khớp và tràn dịch khớp. Tổn thương sụn khớp dẫn đến hư khớp hay còn gọi là thoái hóa khớp. Nếu bị thoái hóa khớp gối thì việc thay khớp gối sẽ phức tạp và tốn kém rất nhiều so với điều trị đứt dây chằng gối.

]]>
https://tendoactive.vn/vai-tro-cua-day-chang-cheo-truoc-trong-khop-goi-463/feed/ 0
Collagen typ 1 – thành phần thiết yếu cấu tạo nên gân, dây chằng https://tendoactive.vn/246-246/ https://tendoactive.vn/246-246/#respond Thu, 13 Dec 2018 07:16:06 +0000 http://tendoactive.vn/?p=246 Giới thiệu về collagen

Collagen là một protein đặc biệt cần cho hầu hết các tổ chức trong cơ thể và quá trình sinh tổng hợp collagen phụ thuộc vitamin C. Collagen tập trung nhiều ở da, lợi răng, xương, sụn, khớp, tóc, dây chằng..

Có khoảng 29 loại collagen trong cơ thể, trên 90% collagen trong cơ thể chủ yếu tồn tại ở type 1, 2, 3 và 4 trong đó Collagen type I là loại collagen được tìm thấy nhiều nhất. Collagen type I bao gồm các sợi collagen cấu tạo thành các bộ phận của cơ thể, bao gồm gân, dây chằng, các cơ quan và da (lớp hạ bì). Collagen type I rất quan trọng cho việc chữa lành vết thương, tạo độ co giãn, đàn hồi, và giữ liên kết các mô với nhau. Mỗi một loại mô có thể có 1 hoặc nhiều loại collagen với tỉ lệ khác nhau.

as

 

Collagen typ 1 – thành phần thiết yếu cấu tạo nên gân và dây chằng

Collagen typ 1 chiếm tới 95 – 99% collagen trong gân và chiếm 90% collagen trong dây chằng.Phân tử collagen type I dài 300nm, có đường kính 1.5nm và có 3 tiểu đơn vị cuộn gồm: 2 chuỗi α1  và 1 chuỗi α2, mỗi chuỗi này có 1050 amino acid và quấn vào nhau tạo nên cấu trúc xoắn ba về phía bên phải. Chính cấu trúc xoắn này tạo nên độ dẻo dai và tính đàn hồi cho bó sợi collagen cũng như gân và dây chằng. Giúp gân và dây chằng đảm bảo chức năng như một đệm lò so tiếp nối giữa cơ – xương và xương – xương, đảm bảo hoạt động của cơ thể và hạn chế tối đa những chấn thương

tendini_collagene1

Hoạt động của gân phụ thuộc vào hình dạng của collagen. Khi nghỉ ngơi, các sợi và thớ collagen trong gân ở dạng gợn sóng hoặc nếp gấp. Hình dạng này tạo nên phần đệm khiến cho việc kéo dài theo chiều dọc có thể xảy ra mà không gây tổn thương các sợi . Khi các sợi collagen biến dạng, chúng đáp ứng tuyến tính với sức căng tăng lên trên gân. Tuy nhiên sự biến dạng của gân và dây chằng cũng chỉ nằm trong một ngưỡng nhất định:

dbapi

  (Theo American Family Physician. Sep 1,2005, vol72, No.5: 811-8)

  • Nếu kéo dài ~ 4% các sợi sẽ đạt được cấu trúc cũ sau khi áp lực được giải phóng
  • Kéo dài > 4% chiều dài gân, các sợi collagen bắt đầu trượt qua nhau vì mất mối liên kết giữa các sợi
  • ~ 8% bắt đầu có tổn thương

Đảm bảo cấu trúc, tính đàn hồi của collagen type I cũng có nghĩa là đảm bảo và duy trì chức năng và độ bền dẻo của gân và dây chằng.

∗ Một lưu ý quan trọng là: Các loại collagen khác nhau được cấu tạo từ thành phần axit amin khác nhau không thể chuyển hóa qua lại do đó việc bổ sung đúng, đủ collagen phù hợp với từng cấu trúc trong các mô khác nhau là vô cùng cần thiết và cho hiệu quả tối ưu nhất.

Ví dụ: Muốn tái tạo gân và dây chằng thì bổ sung collagen type I, với sụn, xương khớp cần bổ sung collagen type II, với da cần bổ sung colagen type I và type III…

]]>
https://tendoactive.vn/246-246/feed/ 0
Cấu tạo và chức năng của Gân & Dây chằng đối với hệ vận động. https://tendoactive.vn/cau-tao-va-vai-tro-cua-gan-day-chang-doi-voi-he-van-dong-239/ https://tendoactive.vn/cau-tao-va-vai-tro-cua-gan-day-chang-doi-voi-he-van-dong-239/#respond Wed, 12 Dec 2018 11:16:19 +0000 http://tendoactive.vn/?p=239 Vai trò của gân và dây chằng trong hệ vận động:

Hệ vận động rất quan trọng đối với cơ thể con người. Nhờ hệ vận động mà cơ thể con người có hình dạng nhất định, thể hiện được những động tác lao động, biểu lộ được những cảm xúc của mình. Trải qua thời kì dài tiến hóa, hệ vận động người được coi là tiến hóa nhất trong sinh giới nói chung và giới Động vật nói riêng.[1]

ycboseqom7kmv

Hệ vận động ở con người thường được nhắc đến với hai thành phần chính bao gồm Cơ và Xương. Đối với người trưởng thành, hệ xương bao gồm 206 chiếc dài ngăn khác nhau hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể và che chở cho các nội quan bên trong. Hệ cơ bao gồm khoảng 600 cơ có vai trò chính trong việc vận động, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh.[1]

Để liên kết cơ và xương thành một hệ vận động thống nhất, tất cả các bó cơ được liên kết với xương thông qua gân và các xương được nối với nhau thông qua các dây chằng.

Gân và dây chằng giúp truyền lực từ cơ vào xương và từ xương vào xương để dễ dàng thực hiện các hình thức vận động của cơ thể. Do đó gân và dây chằng là cầu nối quan trọng, không thể thiếu trong hệ vận động hoàn thiện của con người.

i2bqzsuesoqaq8khz5bq_slide_24

Gân và dây chằng là một tập hợp các sợi mô liên kết có tính co giãn đăc trưng, chúng hoạt động như lò so và có tính đàn hồi dẻo dai giúp kiểm soát được các lực khi vận động, bằng cách co hoặc giãn, gân giống như một sợi lưu trữ năng lượng giúp bảo tồn và hồi phục được năng lượng trong quá trình vận động với hiệu quả cao.

Ngoài ra chính sự kết nối của cơ – gân – xương hay xương – dây chằng – xương như một cầu nối  giúp cho cơ thể giảm thiểu được các chấn thương dưới tác động trực tiếp của lực quá lớn lên cơ thể, giúp phân tán các lực, bảo vệ và ổn định các khớp cũng như hệ vận động.

Cấu trúc và hoạt động của gân, dây chằng

Gân/dây chằng là một mô mềm, cấu tạo từ các sợi collagen tạo thành các bó sợi, mỗi bó được bao trong một lớp mô ( mô ngăn bó gân ) và tất cả các bó đó được bao trong bao gân để tạo thành gân thực sự.Vỏ hoạt dịch chỉ có mặt ở một số gân nhất định như gân xương chày sau, gân cơ gấp ở cổ tay.

a-hierarchical-structure-of-tendon-spanning-from-the-single-collagen-moleup-to

Về mặt cấu trúc, gân có 3 thành phần chính là các bó sợi collagen, elastatin; chất nền và tế bào.[2]

  • Sợi collagen chiếm tỷ lệ 86% trọng lượng khô của gân, bao gồm chủ yếu là các sợi collagen typ I (95-99%) và collagen typ II ( 1-5%).  Còn các sợi elastatin chỉ chiếm tỷ lệ 2% nhưng  giúp gân có tính co giãn, linh động.
  • Chất nền bao gồm glucosaminglycan (chủ yếu là chondroitin sulfat), proteoglycan và glucoprotein mang điện tích âm nên kết hợp với collagen mang điện tích dương tạo nên 1 cấu trúc bền vững, giúp liên kết các sợi collagen thành bó lớn và có vai trò phục hồi lại vị trí ban đầu của sợi collagen do ái lực (e+) – (e-) từ đó quyết định tới hình dạng và cấu trúc collagen, do vậy là chức năng cơ học của gân.
  • Thành phần tế bào sắp xếp dọc theo các sợi collagen gồm tế bào gân chưa trưởng thành và tế bào gân trưởng thành ( 90-95%), có chức năng sinh tổng hợp collagen và các chất nền ngoài tế bào.

Ngoài ra còn có các tế bào sụn, tế bào hoạt dịch và biểu mô.

Tổn thương gân, dây chằng và mức độ phục hồi

Trên thực tế Gân & dây chằng là nơi chịu đựng tình trạng quá tải và sự va chạm thường xuyên nhất trong vận động hàng ngày và đặc biệt trong các động tác lặp đi lặp lại, hoạt động thể thao, vận động sai tư thế hay sự thoái hóa gân do tuổi tác dễ dẫn tới viêm gân, viêm bao gân, tổn thương cấu trúc gân, thậm chí rách gân, đứt gân. [3]

nhan-biet-mat-vung-khop-goi-do-ton-thuong-day-chang-cheo-truoc1542901392

Tuy nhiên một điều đáng lo ngại là khả năng phục hồi của gân và dây chằng sau tổn thương lại chậm hơn rất nhiều so với các cơ quan khác, đặc biệt là những tổn thương nghiêm trọng rất dễ tái phát trở lại do quá tình vận động khi gân chưa hồi phục hoàn toàn.

Tế bào da ( 75% là collagen) chỉ mất 28 ngày để thay mới hoàn toàn ( ở độ tuổi 20-30 tuổi). Trong khi đó, theo sinh lý thông thường, thời gian đổi mới của collagen trong gân là từ 50-100 ngày do hoạt động chuyển hóa hạn chế và số lượng mạch máu nuôi dưỡng gân rất ít.Gân được tạo nên từ rất nhiều sợi collagen, khi có tổn thương, quá trình phục hồi và tái tạo gân trở nên phức tạp, kéo dài ít nhất là 6 tháng tới 1 năm thậm chí lâu hơn.

Biện pháp cần thiết và rất quan trọng là phòng ngừa các bệnh lý về gân, giúp tăng tuổi thọ và sức bền của gân cơ. Đầu tiên là chúng ta cần có chế độ sinh hoạt cũng như tập luyện thể dục thể thao hợp lý và đúng cách. Cần có các trang thiết bị phù hợp hỗ trợ trong các hoạt động thể lực khác nhau. Sông song là việc bổ sung dinh dưỡng và các thực phẩm tốt cho gân và dây chằng nhằm tăng sức bền và độ dẻo dai của gân, dây chằng trước tác động bất lợi.

Tài liệu tham khảo:

[1]- hệ vận động/ Wikipedia

[2] – cấu tạo của gân cơ/sức khỏe đời sống

[3]- PGS.TS.Nguyễn Vĩnh Ngọc(Khoa Khớp – Bệnh viện Bạch Mai)/phòng ngừa viêm gân/ sức khỏe đời sống.

 

 

]]>
https://tendoactive.vn/cau-tao-va-vai-tro-cua-gan-day-chang-doi-voi-he-van-dong-239/feed/ 0
Sinh lý quá trình đổi mới collagen trong gân, dây chằng https://tendoactive.vn/sinh-ly-qua-trinh-doi-moi-collagen-trong-gan-day-chang-217/ https://tendoactive.vn/sinh-ly-qua-trinh-doi-moi-collagen-trong-gan-day-chang-217/#respond Tue, 11 Dec 2018 10:18:59 +0000 http://tendoactive.vn/?p=217 Gân và dây chằng đều được cấu tạo từ những bó collagen dày kết nối cơ bắp với xương và kết nối xương với xương. Quá trình sinh lý đổi mới gân và dây chằng diễn ra rất phức tạp và cần nhiều thời gian, phụ thuốc rất nhiều vào quá trình đổi mới của các sợi collagen (chủ yếu là collagen typ 1) có trong thành phần chính của gân và dây chằng.

Cấu trúc của sợi collagen

Phân tử collagen (hay còn gọi là tropocollagen) là một collagen hình trụ dài khoảng  300nm, đường kính 1,5nm.

1_sy-q3voi_x2bcklt1dbiwa

Nó bao gồm 3 chuỗi polypeptide (α) cuộn lại với nhau. Mỗi chuỗi (α) cuộn lại theo hình xoắn ốc với hướng từ phải sang trái. Ba chuỗi này xoắn lại với nhau theo hướng từ trái sang phải tạo thành đường bộ ba xoắn ốc. Mỗi chuỗi (α) được tạo thành từ khoảng 1000 amino acid. Cấu trúc độc đáo này mang đến cho collagen một cường độ chịu kéo lớn

Thông qua quá trình tạo sợi, các phân tử collagen tổ hợp với nhau hình thành lên các vi sợi (microfibril) hoặc tạo thành sợi (fibril) với số lượng phân tử nhiều hơn. Các sợi collagen này tiếp tục thiết lập tạo lên các sợi lớn hơn và cao hơn nữa là bó sợi.

Sinh tổng hợp collagen trong tế bào

Collagen được tạo ra bởi các nguyên bào sợi, Các nguyên bào sợi có chứa các receptor đặc biệt để nhận biết. Khi các thụ thể kết hợp chính xác với các phân tử tín hiệu (yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi FGF), các nguyên bào sợi bắt đầu sản xuất collagen.
Các nguyên bào sợi ban đầu sản xuất tiểu đơn vị collagen ngắn gọi  là procollagen.

Chúng được vận chuyển ra khỏi các tế bào, giải phóng ra chất nền ngoài tế bào và sau đó kết hợp với nhau để tạo thành các phân tử collagen đầy đủ.

Tiếp theo, các phân tử collagen được thủy phân bởi các enzym ( proteinase) để tạo thành sợi collagen.

picture1

Trong suốt quá trình, Vitamin C đóng vai trò như một coenzyme – yếu tố xúc tác các phản ứng diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Nếu không có đủ lượng vitamin C, quá trình hình thành collagen sẽ không đạt hiệu quả tối ưu.

Tổng hợp Collagen xảy ra liên tục trong suốt cuộc đời để sửa chữa và thay thế mô collagen bị hư hỏng hoặc xây dựng cấu trúc tế bào mới. Sự suy thoái và phục hồi của collagen cũ hoặc hư hỏng là một quá trình tự nhiên. Tuy nhiên thời gian đổi mới collagen phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, dinh dưỡng,.. tuy nhiên hầu hết quá trình này kéo dài từ 50-100 ngày.

Thời gian tái tạo và phục hồi của gân và dây chằng

Gân và dây chằng thường chịu nhiều loại chấn thương. Có nhiều dạng viêm gân hoặc chấn thương gân do hoạt động lặp đi lặp lại hay vận động quá mức. Những loại chấn thương này thường dẫn đến viêm và thoái hóa hoặc làm suy yếu các gân, cuối cùng có thể dẫn đến rách hoặc đứt gân.

bi-bong-gan-bao-lau-thi-khoi-0955

Quá trình sinh lý đổi mới gân và dây chằng diễn ra rất phức tạp và cần nhiều thời gian. Hoạt động chuyển hóa của gân tương đối hạn chế và thấp hơn mô xương do có ít mạch máu nuôi dưỡng nhằm tăng tạo năng lượng theo con đường kị khí để phù hợp với khả năng chịu đựng lực , duy trì được áp lực trong thời gian dài do vậy giảm nguy cơ thiếu máu và hoại tử trong gân, dây chằng. Mức độ tiêu thụ oxy ở mức thấp, nhỏ hơn 7,5 lần so với mô xương.

Ngoài ra quá trình đổi mới của sợi collagen – nguyên liệu chính cấu tạo nên gân và dây chằng  kéo dài từ 50-100 ngày khiến cho tốc độ hồi phục của gân sau tổn thương chậm hơn so với các cơ khác,có thể kéo dài từ 3 tháng tới 1 năm hoặc hơn.

Bên cạnh đó tốc độ chuyển hóa trong gân cũng phụ thuộc chức năng của mỗi gân: thường cao hơn ở các gân phải chịu tải trọng cao như cơ xoay ; thấp hơn nhiều ở các gân như cơ 2 đầu ở cẳng tay do đó thời gian phục hồi của môi gân ở các vị trí khác nhau là khác nhau.

Do vậy việc bảo vệ và phòng ngừa chấn thương nói chung và đặc biệt với gân, dây chằng nói riêng là hết sức cần thiết.

 

 

]]>
https://tendoactive.vn/sinh-ly-qua-trinh-doi-moi-collagen-trong-gan-day-chang-217/feed/ 0
Vai trò của collagen type 1 và mucopolysaccharide trong cấu tạo gân và dây chằng https://tendoactive.vn/vai-tro-3-thanh-phan-chinh-cau-tao-nen-gan-va-day-chang-159/ https://tendoactive.vn/vai-tro-3-thanh-phan-chinh-cau-tao-nen-gan-va-day-chang-159/#respond Mon, 10 Dec 2018 11:09:38 +0000 http://tendoactive.vn/?p=159 Gân là những bó sợi collagen kết nối cơ bắp với xương và cho phép chuyển động, trong khi dây chằng là những bó collagen linh hoạt kết nối xương với xương và bảo vệ khớp xương của bạn. Chúng có các chức năng hơi khác nhau trong cơ thể, nhưng đều là dạng mô liên kết được tạo thành bởi collagen, elastin, proteoglycans (chuỗi đường gắn với protein), glucosaminglycan và các khoáng chất như đồng, mangan và canxi.

i2bqzsuesoqaq8khz5bq_slide_24

Nhắc lại một chút về các thành phần và tỉ lệ của chúng trong cấu tạo của sợi cơ gân, dây chằng:

Khối lượng khô của các gân bình thường, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng của chúng, bao gồm khoảng 86% collagen, 2% elastin, 1-5% proteoglycan và 0,2% các thành phần vô cơ như  đồng, mangan và canxi. Cùng tìm hiểu các vai trò của 3 thành phần chính quan trọng nhất nhé

1, Collagen typ 1:

Gân và dây chằng là một mô mềm được cấu tạo từ collagen. Bắt đầu từ các phân tử collagen tạo thành các vi sợi collagen,liên kết thành sợi collagen, tiếp tục liên kết tạo thành các sợi collagen thứ cấp (bó sợi nhỏ), các bó sợi nhỏ hợp thành các bó sợi lớn hơn, cuối cùng các bó sợi lớn được bao trong bao gân để tạo thành gân thực sự. Nói cách khác gân và dây chằng chính là tập hợp các bó sợi collagen được liên kết với nhau để tạo nên sự bền chặt của gân. Collagen chiếm khoảng 86% khối  lượng khô của gân ( khối lượng không bao gồm các chất, dịch tế bào) có đặc tính dai, bền và là thành phần quan trọng bậc nhất trong cấu tạo của gân và dây chằng.

tendini_collagene1

Có  khoảng 29 loại collagen trong cơ thể với nhiều vai trò khác nhau, phổ biến nhất là collagen typ , typ 3, typ 2 và typ 5. Trong gân có tới 97-98% là collagen Typ 1 còn trong dây chằng là  80-85%, phần nhỏ còn lại bao gồm các collagen khác như collagen typ 2, typ 3…

Collagen typ 1 mang lại sức mạnh và độ mềm dẻo giúp gân và dây chằng thực hiện chức năng như một đệm lò so tiếp nối giữa cơ – xương và xương – xương, đảm bảo hoạt động của cơ thể và hạn chế tối đa những chấn thương.

Bổ sung collagen typ 1 giúp cung cấp nguyên liệu chính để tái tạo lại gân và dây chằng, đặc biệt đối với những người gặp phải chấn thương khi vận động, chơi thể thao hay thoái hóa gân, dây chằng ở người già.

2,  Glucosaminglycan ( mucopolysachcharides) và proteoglycan:

Glucosaminglycan (GAGs) là polysaccharide còn được gọi là đường amino (đường nối với protein) phổ biến nhất trong gân và dây chằng là chondroitin sulfat và dermatan sulfat.

Proteoglycan liên kết với một hoặc nhiều chuỗi glycosaminoglycan (GAGs) bằng liên kết cộng hóa trị  tạo thành các chuỗi dài mang điện tích âm, chúng kết hợp với các sợi collagen mang điện tích dương tạo nên một cấu trúc bền vững và ổn định, giúp tổ chức các sợi collagen nhỏ thành các sợi lớn hơn và thành phiến collagen. Glucosaminglycan và proteoglycan ảnh hưởng trực tiếp đến đường kính các sợi collagen do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cơ học của collagen như độ đàn hồi, độ bền, dẻo dai…

a-hierarchical-structure-of-tendon-spanning-from-the-single-collagen-molecule-up-to

Sự tương tác này có vai trò quan trọng trong hồi phục các sợi collagen về vị trí ban đầu của chúng sau khi áp lực trên gân được giải phóng, do đó là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc gân và dây chằng.

Ngoài ra còn có Elastin là một protein chiếm tỉ lệ khá ít (1-2%) trong gân, giống như collagen, elastin là một protein dạng sợi nhưng có cấu trúc hoàn toàn khác biệt. Trong khi collagen có đặc tính dẻo dai và chịu lực tốt, elastin có tính dãn nở và đàn hồi cao góp phần tạo lên tính co giãn và linh động cho gân.

Trong các sản phẩm chăm sóc và phục hồi chức năng gân và dây chằng, sự phối hợp giữa collagen typ 1 và mucopolysaccharid được coi là nguồn nguyên liệu chính cho sinh lý tái tạo lại gân và dây chằng. Ngoài ra thành phần vitamin C cũng thường được bổ trợ thêm do vitamin C giúp kích thích sinh tổng hợp collagen diễn ra nhanh hơn (vitamin C được coi là một coenzyme thiết yếu trong sinh tổng hợp collagen.)

 

]]>
https://tendoactive.vn/vai-tro-3-thanh-phan-chinh-cau-tao-nen-gan-va-day-chang-159/feed/ 0