Tendoactive https://tendoactive.vn Cho sức khỏe và sự dẻo dai của gân Fri, 15 Jul 2022 03:29:41 +0000 vi hourly 1 Tendoactive – Tham gia Hội Nghị Khoa Học – Hội Nội soi thay khớp Việt Nam 2022 https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-khoa-hoc-hoi-noi-soi-khop-va-thay-khop-viet-nam-vaas-lan-thu-i-ket-hop-hoi-nghi-thuong-nien-lien-chi-hoi-noi-soi-co-xuong-khop-tp-hcm-has-lan-thu-viii-1128/ https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-khoa-hoc-hoi-noi-soi-khop-va-thay-khop-viet-nam-vaas-lan-thu-i-ket-hop-hoi-nghi-thuong-nien-lien-chi-hoi-noi-soi-co-xuong-khop-tp-hcm-has-lan-thu-viii-1128/#respond Fri, 15 Jul 2022 03:22:25 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1128 Tendoactive tham gia Hội nghị Khoa học Hội nội soi khớp và thay khớp Việt Nam (VAAS) lần thứ I Kết hợp Hội nghị thường niên liên chi hội Nội soi Cơ xương khớp Tp.HCM (HAS) lần thứ VIII

Ngày 07,08,09 tháng 07 năm 2022, tại khách sạn InterContinental Nha Trang, Hội nội soi khớp và thay khớp Việt Nam (VAAS) và Liên chi hội Nội soi Cơ xương khớp Tp.HCM (HAS) đã phối hợp tổ chức hội nghị khoa học thường niên và Đại hội với chủ đề: “Tái tạo khớp – Kiến thức cập nhật”.

Hội nghị được tổ chức với quy mô lớn, lần đầu tiên có sự kết hợp giữa hai tổ chức VAAS và HAS để xây dựng một chương trình đào tạo với hơn 60 bài báo cáo khoa học về thay khớp háng và nội soi khớp vai, các bài báo cáo về điều trị phẫu thuật dây chằng gối, điều trị chấn thương khớp cổ chân.

Hội nghị lần này là nơi diễn ra các trao đổi khoa học với các chuyên gia nội soi, thay khớp và đặc biệt là sự phát triển của lĩnh vực Y Học Thể Thao, các chuyên gia hàng đầu đến từ Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ… và các phẫu thuật viên chuyên nội soi khớp – thay khớp ở mọi miền đất nước Việt Nam nhằm nâng cao trình độ chẩn đoán, điều trị bệnh cơ xương khớp bằng phẫu thuật nội soi cũng như tăng cường tình hữu nghị của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Hội nghị diễn ra với nhiều bài báo cáo chất lượng đến từ các chuyên gia trong và ngoài nước

Nhãn hàng Tendoactive – vinh dự là một trong những nhà tài trợ đồng hành với hội nghị. Với mục tiêu mang đến những thông tin hữu ích về sản phẩm tới các bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước, trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý gân, dây chằng. Đặc biệt thường gặp đối với các bác sĩ nội soi thay khớp, phẫu thuật khớp là đối tượng bệnh nhân sau phẫu thuật tái tạo dây chằng, mổ nối gân.

Các bác sĩ ghé thăm gian hàng Tendoactive tại hội nghị

Tendoactive nhận được nhiều sự quan tâm từ các bác sĩ về công thức độc đáo cùng với cơ chế tác dụng được chứng minh qua nhiều nghiên cứu invitro và nghiên cứu trên lâm sàng. Sản phẩm được đánh giá cao về hiệu quả khi phối hợp với các phương pháp điều trị hiện nay, cũng như nhận được nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân sau khi sử dụng.

Bác sĩ Trần Anh Vũ – cố vấn chuyên môn của nhãn hàng và các cầu thủ CLB Khánh Hòa – Nha Trang

Tendoactive ( bao gồm Collagen typ 1 thủy phân, Mucopolysaccharid, VitaminC, Mangan) được sử dụng trong các trường hợp tổn thương gân, dây chằng như rách, đứt gân hoặc dây chằng, bong gân, viêm gân, giãn dây chằng, sau mổ tái tạo dây chằng, mổ nối gân.

Tendoactive đã, đang và sẽ luôn đặt các yếu tố chuyên môn cũng như hiệu quả điều trị cho bệnh nhân lên hàng đầu. Hi vọng với sự ủng hộ từ các y bác sĩ, Tendoactive có thể cung cấp một giải pháp hữu ích trong quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng để đem lại những lợi ích tích cực cho bệnh nhân.

]]>
https://tendoactive.vn/tendoactive-tham-gia-hoi-nghi-khoa-hoc-hoi-noi-soi-khop-va-thay-khop-viet-nam-vaas-lan-thu-i-ket-hop-hoi-nghi-thuong-nien-lien-chi-hoi-noi-soi-co-xuong-khop-tp-hcm-has-lan-thu-viii-1128/feed/ 0
Viêm gân chóp xoay vai – Bệnh lý không thể xem thường https://tendoactive.vn/viem-gan-chop-xoay-vai-benh-ly-khong-the-xem-thuong-1066/ https://tendoactive.vn/viem-gan-chop-xoay-vai-benh-ly-khong-the-xem-thuong-1066/#respond Fri, 12 Nov 2021 09:55:11 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1066 Khớp vai là khớp có biên độ rộng nhất, tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, vì vậy cũng dễ bị tổn thương hơn các khớp khác. Viêm gân chóp xoay là một trong những bệnh lý khớp vai phổ biến, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và vận động của người bệnh.

Cấu trúc khớp vai

Toàn bộ cấu trúc của vùng vai bao gồm: xương bả vai, xương đòn, xương cánh tay được hỗ trợ bởi các mô mềm gồm cơ, dây chằng. Chóp xoay khớp vai bao gồm các gân cơ cánh tay và cơ vai bám vào đầu trên xương cánh tay. Các gân cơ bám chắc và giao thoa với nhau thành gân chóp xoay, có chức năng giữ vững khớp vai.

Tổn thương chóp xoay thường gặp nhiều nhất ở những người phải vận động khớp vai thường xuyên, nhất là trong trường hợp có các động tác lặp đi lặp lại đưa tay lên quá đầu trong công việc hàng ngày hoặc chơi thể thao (thợ sơn, thợ mộc, vẽ tranh tường, chơi cầu lông, tennis, bơi lội,…) hoặc có tiền sử mang vác nặng, hoạt động quá mức của khớp vai…, gân khớp vai rất dễ bị tổn thương, kích thích gây phản ứng viêm.

Các triệu chứng của Viêm gân chóp xoay

Triệu chứng đầu tiên luôn là đau tại khớp vai. Cơn đau thường có những đặc điểm:

  • Ban đầu thường là đau đột ngột khi với tay lấy đồ, nâng vật nặng hoặc khi vận động mạnh (như chơi thể thao). Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng nặng dần lên, có cảm giác yếu, mỏi cánh tay khi nhấc tay và khi làm việc, khiến người bệnh khó thực hiện được những việc như chải đầu, khó mặc áo hay đưa tay ra phía sau đầu.
  • Giai đoạn đầu, đau ở mức độ nhẹ cả khi vận động lẫn khi nghỉ ngơi. Về sau đau thường xuất hiện vào đêm khuya, sau một ngày hoạt động nhiều và khiến bệnh nhân mất ngủ, nhất là khi nằm nghiêng về bên vai bị đau.
  • Cảm thấy đau khi đẩy đồ vật ra xa bằng tay nhưng kéo lại thì thường không đau.
  • Đau âm ỉ sâu trong vai, đau có thể lan lên tới cổ (làm dễ nhầm lẫn với thoái hóa cột sống cổ), hoặc lan xuống cánh tay nhưng không vượt quá vùng khuỷu tay.
  • Bệnh lâu ngày dẫn tới rách lớn chóp xoay làm bệnh nhân cử động vai khó khăn, đặc biệt khi dang tay lên tới đầu, rách nặng hơn làm bệnh nhân không giơ tay lên được, hoặc khi giơ tay lên được thì khi hạ xuống, tay sẽ bị rớt đột ngột mà không thể giữ lại được.

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm gân chóp xoay

Mục tiêu của việc điều trị là giảm đau và phục hồi chức năng khớp vai. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, tình trạng viêm hay rách chóp xoay, tuổi và nhu cầu vận động của bệnh nhân mà sẽ có từng chiến lược điều trị khác nhau.

Điều trị không phẫu thuật: sẽ được ưu tiên áp dụng trong phần lớn các trường hợp, chỉ khi các biện pháp này không đạt kết quả người ta mới cân nhắc đến việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Thời gian điều trị theo phương pháp này thường kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Các biện pháp cụ thể gồm có:

  • Nghỉ ngơi: BS sẽ yêu cầu bệnh nhân tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế việc thực hiện các động tác giơ tay cao quá đầu, thay đổi công việc hiện tại nếu công việc buộc phải thực hiện nhiều những động tác trên.
  • Áp dụng các bài tập vật lý trị trị liệu phù hợp sẽ giúp khôi phục biên độ vận động và tăng cường sức mạnh cho khớp vai. Chườm lạnh lên chỗ đau sẽ giúp giảm đau, viêm trong các cơn đau cấp.
  • Dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau loại non-Steroid và thuốc giãn cơ: giúp làm giảm đau, giảm sưng khớp vai. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây đau dạ dày, xuất huyết. Vì thế cần thận trọng và có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, giúp cung cấp các thành phần thiết yếu cho gân để thúc đẩy quá trình tự phục hồi từ bên trong, phổ biến là các sản phẩm chứa collagen typ 1, kết hợp với mucopolysacharid, vitamin C và Mangan.
  • Với các trường hợp tình trạng viêm nặng, kéo dài có thể tiêm corticoid trực tiếp vào khớp.

Tuy nhiên, việc tiêm corticoid nội khớp có thể làm yếu gân và làm chậm quá trình lành gân. Việc tiêm corticoid trực tiếp vào khớp nói chung cần được thực hiện cẩn thận trong môi trường vô trùng và được thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo bài bản về tiêm nội khớp vì nếu bị nhiễm trùng, tràn máu vào ổ khớp sẽ rất tai hại, khớp vai có nguy cơ mất chức năng vĩnh viễn.

Can thiệp phẫu thuật: thường chỉ áp dụng khi các biện pháp điều trị khác không đạt được kết quả mong muốn.

Phòng ngừa tình trạng viêm gân chóp xoay:

Bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt, vận động điều đổ để hạn nguy cơ cũng như diễn tiến đau gân chóp xoay:

  • Với các tổn thương nhẹ, đôi khi bạn chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý.
  • Dùng thuốc và luyện tập theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ;
  • Cố gắng tránh làm việc bằng tay đang bị bệnh;
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung để tăng cường độ dẻo dai cho gân dây chằng và hạn chế nguy cơ chấn thương nếu như bạn thường xuyên chơi thể thao hoặc các công việc vận động lặp đi lặp lại.

BTV Dược sĩ Thanh Hoa

]]>
https://tendoactive.vn/viem-gan-chop-xoay-vai-benh-ly-khong-the-xem-thuong-1066/feed/ 0
Bài tập cho phục hồi tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối https://tendoactive.vn/bai-tap-cho-phuc-hoi-tai-tao-day-chang-cheo-sau-khop-goi-829/ https://tendoactive.vn/bai-tap-cho-phuc-hoi-tai-tao-day-chang-cheo-sau-khop-goi-829/#respond Thu, 17 Sep 2020 01:48:28 +0000 http://tendoactive.vn/?p=829 Bài luyện tập  phục hồi vai trò sau can thiệp  tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối bạn tham khảo. Lời khuyên chân thành của chúng tôi, để việc phục hồi chức năng dây chằng chéo sau đạt kết quả cao. Bạn cần nhận được các phương pháp tập của Bác Sĩ kết hợp với dụng cụ tập luyện thì mới mang lại kết quả cao.

Đứt dây chằng chéo sau là tổn thương thường gặp trong chấn thương  khớp gối. dây chằng gối sau bị bị chấn thương do cơ chế đứt làm co duỗi khớp gối quá mức.

– Thường bị bị tổn thương DCC sau hơn bị tổn thương dây chằng gối trước, dây chằng gối sau đi với chấn thương sụn chêm.

– Khi dây chằng chéo sau không may bị bị chấn thương,  xương chày bị trượt ra sau quá mức so với xương đùi, gối mất vững, bịnh nhân đi lại khó khăn.

– Đánh giá độ yếu lại của khớp dùng triệu chứng sự cố.

– Để khỏe dần hẳn sự dẻo dai chắc của khớp hoặc tránh một vài biến chứng thứ phát,  bịnh nhân nên được gấp rút can thiệp phục hồi lại DCC sau

– Hiện nay thì dây chằng gối sau được  tái tạo dùng phẫu thuật mổ nội soi, áp dụng gân tự thân hay đồng loại.

Xin tổng hợp tài liệu tham khảo: Bài tập luyện phục hồi nhiệm vụ sau can thiệp  phục hồi dây chằng gối sau đầu gối dùng nội soi.

 

BÀI TẬP  KHỎE DẦN CHỨC NĂNG GỒM MỘT SỐ GIAI ĐOẠN SAU :

  1. Ngày 1 tới ngày 2 sau can thiệp :

– Giảm đau hoặc sưng nề đầu gối áp dụng chườm đá lạnh 20 phút/ lần, cách nhau mỗi 3h.

– Luyện tập di chuyển xương bánh chè.

– Mang kẹp kẹp nẹp đùi cẳng chân niêm cố định sau khi mổ: luyện tập  dạng và khép khớp háng, luyện tập  vận động khớp cổ chân các tư thế.  luyện tập  khoảng 10 động tác mỗi giờ tránh huyết khối tĩnh mạch.  luyện tập  nâng toàn bộ chân lên khỏi mặt giường có hỗ trợ.

– Luyện tập co cơ tĩnh trong nẹp : tập luyện  cơ đùi và cơ cẳng bàn chân.

– Nẹp áp dụng 4 tới 6 tuần đến lúc kiểm tra được cơ lực.

  1. Từ ngày thứ 2 sau can thiệp :

– Bắt đầu tập đi lại  đứng dậy với 2 nạng hỗ trợ, chịu 50% độ tì cơ thể ở chân mổ. đeo kẹp nẹp gối gập duỗi.

  1. Từ ngày thứ 3 tới hết tuần thứ nhất sau phẫu thuật :

– Mục tiêu : Giảm sưng nề, giảm đau gối, lấy lại tầm vận động nhiều khớp gối ở hoặt động duỗi.

– Tiếp tục tập đi lại  những bài tập đi lại  như ngày 1 & 2 sau mổ chữa trị với cường độ tăng dần.

– Mang kẹp nẹp luôn cả ngày hay đêm.

– Liên tục kiểm tra cơ đùi.

– Người bệnh vận động vận dụng 2 nạng nách người nâng đỡ, khớp gối đeo kèm đeo nẹp hoặt động co gập duỗi.

  1. Từ tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 4 :

– Liên tiếp đeo đeo nẹp gập duỗi gối và luyện tập  những bài luyện tập  trong nẹp. tập đi lại  nâng chân mổ với nẹp.

– Tháo nẹp 3 lần/ngày : tập  đi lại nhiều co duỗi khớp gối thụ động tới 60º

– Tới tuần thứ 4 gập duỗi gối đến 90º. hoạt động thụ động hay chủ động nhờ trợ giúp.

– Tập luyện hoạt động gập duỗi gối từ 60º tới 0º.

– Kiểm soát tập luyện  vận động làm mạnh lực cơ ở hoặt độnggối gập duỗi hoàn toàn.

– Chịu 1 phần lực đè trên chân mổ.

– Vận động nhiều với nạng người nâng đỡ từ 4 tới 6 tuần.

– Nếu như đầu gối phù đau : Ngừng tập, chườm lạnh gối.

– Sau tuần thứ 4 : khớp gối phải được gập duỗi tất cả, gối co duỗi 90º, sức cơ đùi cần phải mạnh.

  1. Từ tuần thứ 5 tới hết 6 tuần :

– Liên tiếp những bài luyện tập  vận động trong đeo nẹp hay khi tháo nẹp.

– Duy trì gập duỗi khớp gối tối đa.

– Tập đi lại nhiều co gập duỗi khớp gối 90º và co gập duỗi hơn cả nữa tới 110º.

– Tập co gập duỗi gối chủ động từ 90º về 0º.

– Tập luyện nâng hoặc khép khớp háng ở ở thếco duỗi khớp gối hầu hết.

– Luôn đeo kèm đeo nẹp lúc đi lại và lúc ngủ.

– Đi lại với nạng chịu 75% độ nặng cơ thể trên chân mổ phẫu thuật.

– Đến tuần thứ 6 : bắt đầu bỏ nẹp đùi cẳng chân

– Tập luyện nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn gối gập duỗi dần từ 90º về 0º và ngược lại, tốc sự tăng dần theo thời gian.

– Luyện tập bước lên hoặc bước xuống 1 bậc thang.

  1. Từ tuần thứ 7 tới hết tuần thứ 10 :

–  Tập đi lại đi lại nhiều co gập duỗi khớp gối tăng dần đến 120º. co gập duỗi khớp gối hết tầm vận động tới 3 tháng sau mổ.

–  Tập đi lại ngồi xổm tới 90º.

– Nâng toàn bộ chân hoặc khép háng (tư thế co duỗi khớp gối tất cả) với tạ từ 1 đến 2 kg.

– Chịu các trọng lực lên chân phẫu thuật mổ  ở tuần thứ 8.

– Đạp xe đạp.

– Tập lên xuống cầu thang.

– Tập luyện đi bộ

  1. Từ tuần 11 đến tuần thứ 16:

– Tăng cường một vài bài tập đi lại  trên.

– Tập đi lại co duỗi co gập duỗi đầu gối trụ nên đạt được biên sự bình thường.

– Tập luyện chạy nhẹ.

  1. Từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6 :

– Luyện tập một số bài tập luyện  Liên tục sức mạnh cơ đùi.

–  Tập luyện chạy tốc độ tăng dần : không phải chạy vòng và xoay đầu gối.

– Trở lại đi lại nhiều môn thể thao.

  1. Từ tháng thứ 7 :

– liên tiếp một vài đi lại nhiều bình thường.

– Vận động nhiều thể thao: chạy, nhảy hoặc một vài vận động nhiều khác.

Một số thông tin bạn có thể tham khảo thêm

Chữa bệnh thuốc bổ dưỡng khi gối không may bị sưng nề:

Thuốc giảm đau chống viêm chống phù nề tăng cường

Vật lý trị liệu :

– Chườm lạnh đầu gối tới 1 tuần sau mổ.

– Sau 4 tuần mổ chữa trị  có cứng, dính khớp gối và cơ lực đùi yếu có thể điều trị : sóng ngắn, hồng ngoại, điện phân, điện xung hoặc dòng thể dục kích thích cơ.

– Bệnh nhân có thể luyện tập  thêm phương pháp máy  tập luyện  kinetic.

Chữa bệnh hỗ trợ khác : Băng chun gối, nạng, gậy, khung  tập  đi.

DỰA TRÊN THEO DÕI hay KHÁM LẠI :

Thời gian đầu hậu can thiệp  2 tuần người bịnh được tái khám. Sau đó cứ 1 tháng được khám lại 1 lần cho đến khi người bệnh trở lại vận động bình thường.

]]>
https://tendoactive.vn/bai-tap-cho-phuc-hoi-tai-tao-day-chang-cheo-sau-khop-goi-829/feed/ 0
Giãn dây chằng gối có cần mổ không? https://tendoactive.vn/gian-day-chang-goi-co-can-mo-khong-560/ https://tendoactive.vn/gian-day-chang-goi-co-can-mo-khong-560/#respond Fri, 08 Nov 2019 11:06:15 +0000 http://tendoactive.vn/?p=560 Bong gân, giãn dây chằng là cách gọi dân gian được sử dụng với đa số các trường hợp gặp phải tổn thương. Tuy nhiên cách gọi này không hoàn toàn chính xác, do có nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Trên thực tế có thể dây chằng bị dập giãn hoặc rách đứt, với mỗi mức độ tổn thương sẽ cần phương pháp điều trị khác nhau.

Các mức độ tổn thương dây chằng gối:

  • Giãn dây chằng mức độ 1: Là tình trạng chấn thương nhẹ, dây chằng chỉ giãn ra hoặc có một số ít bó sợi bị đứt. Với mức độ này thường có thể tự phục hồi nếu nghỉ ngơi và vận động hợp lý.
  • Giãn dây chằng mức độ 2: Dây chằng giãn quá mức, có thể rách 1 phần, nhiều bó sợi bị đứt nhưng khớp vẫn vững, có thể gây đau nhức và làm hạn chế vận động khớp. Lúc này cần có sự kiểm tra và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, vẫn có khả năng phục hồi tốt nếu có chế độ tập luyện tích cực, bổ sung dinh dưỡng tái tạo trực tiếp cho dây chằng.
  • Giãn dây chằng mức độ 3: Đây là mức độ nghiêm trọng, dây chằng bị rách nhiều hoặc đứt hoàn toàn gây lỏng khớp, vận động khó khăn, khớp kém linh hoạt và trở nên lỏng lẻo, tùy thuộc vào nhu cầu vận động của bệnh nhân và chức năng hiện tại của khớp gối bác sĩ sẽ cân nhắc để có chỉ định mổ hay không.

acl-1

Điều trị không phẫu thuật với mức độ tổn thương nhẹ và vừa

  • Nẹp : Mục đích của việc dùng nẹp là giữ cho đầu gối được ổn định, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nạng để giảm trọng lượng đổ dồn về chân chấn thương.
  • Vật lý trị liệu : Khi gối đã ổn định và hết sưng đau thì bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành các bài tập vật lý trị liệu nhằm phục hồi dần dần chức năng của khớp gối đồng thời nâng cao sức mạnh các vùng cơ tại đây .
  • Bổ sung collagen typ 1, mucopolysaccharid là nguyên liệu chính tái tạo lên gân, dây chằng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh và tốt hơn

cung-khop-goi-sau-phau-thuat

Điều trị phẫu thuật

  • Tái tạo dây chằng đầu gối:

Với các trường hợp dây chằng có rách đứt nghiêm trọng, không thể tự tái tạo lại được thì chỉ định phẫu thuật là cần thiết. Chất liệu để tạo dây chằng mới thường lấy từ chính bản thân người bệnh hoặc từ người khác ở các bộ phận như : gân bánh chè, gân cơ tứ đầu đùi, gân kheo.

Việc tái tạo lại dây chằng đầu gối và hồi phục cần nhiều thời gian, thông thường mất ít nhất 6 đến 9 tháng thì mới có thể quay trở lại chơi các môn thể thao.

Quá trình phục hồi gân, dây chằng sau mổ cũng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tiến trình trở lại vận động, người bệnh cần lưu ý:

  • Vật lý trị liệu thường xuyên
  • Tập phục hồi chức năng với các bài tập phù hợp theo từng giai đoạn phục hồi, nên có sự theo dõi và tư vấn của bác sĩ
  • Bổ sung dinh dưỡng tái tạo cho gân, dây chằng để hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất

Bổ sung dinh dưỡng cho gân, dây chằng là một trong những biện pháp đang được quan tâm, giúp hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi tổn thương gân, dây chằng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung collagen typ 1, mucopolysaccharid – những thành phần chính trong cấu tạo của gân, dây chằng giúp thúc đẩy tiến trình phục hồi tổn thương và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng cũng như cải thiện vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn.

Theo nguồn benhvien108.vn

 

]]>
https://tendoactive.vn/gian-day-chang-goi-co-can-mo-khong-560/feed/ 0
Đứt dây chằng gối có đi lại được không? https://tendoactive.vn/dut-day-chang-goi-co-di-lai-duoc-khong-553/ https://tendoactive.vn/dut-day-chang-goi-co-di-lai-duoc-khong-553/#respond Wed, 06 Nov 2019 04:17:48 +0000 http://tendoactive.vn/?p=553 Tôi bị chấn thương gối, sưng đau nhưng vẫn đi lại được thì dây chằng có bị đứt không? 

Đây là câu hỏi rất phổ biến của bệnh nhân khi gặp phải chấn thương ở gối. Đứt dây chằng gối là một chấn thương nặng và cần được xử trí kịp thời tuy nhiên nhiều người bệnh chủ quan không điều trị sớm gây ra nhiều tổn thương thứ phát trên sụn khớp, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về tình huống này.

Đứt dây chằng gối có đi lại được không?

Hệ thống dây chằng đầu gối bao gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau và 2 dây chằng bên. Trong đó dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp giữ vững gối và thực hiện các vận động. Hay gặp nhất là tổn thương dây chằng chéo trước.

b8b3d4a38e40771e2e51

Đứt dây chằng khớp gối thường xảy ra sau chấn thương, va chạm khi chơi thể thao, tai nạn. Khớp gối bị sưng, đau trong vài tuần đầu rồi sau đó tự giảm dần. Phần lớn người bệnh bị giảm khả năng vận động, đi lại rất khó khăn nhưng một số trường hợp bị tổn thương dây chằng vẫn có thể đi lại bình thường, chỉ bị sụm gối khi vận động nhanh, đột ngột hoặc khi vận động mạnh thì khớp gối lại bị sưng đau.

Do đó việc vẫn có thể đi lại không đảm bảo rằng dây chằng của bạn chưa bị đứt. Bạn cần biết những dấu hiệu đứt dây chằng dưới đây để có biện pháp xử lý kịp thời:

Dấu hiệu đứt dây chằng gối

  • Sưng đau vùng gối: Khi bị chấn thương, nếu nghe thấy tiếng “rắc”, tiếp đó là tình trạng sưng đau ở gối, đây có thể là báo hiệu của đứt dây chằng chéo trước. Người bệnh cũng thường cảm thấy khó khăn khi di chuyển trong những ngày sau đó. Sau một thời gian thì tình trạng này sẽ hết nhưng bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao hay chạy nhảy, di chuyển nhanh.

f0b603a65945a01bf954

  • Lỏng gối: Nếu khớp gối vẫn có thể hoạt động nhưng đi lại cảm giác không chắc chắn, chân yếu và kém vững, cần đi khám ngay. Khi dồn trọng lượng cơ thể về bên chân bị chấn thương sẽ thấy đau và dễ ngã, lên xuống cầu thang cũng gặp phải một số khó khăn kiểm soát chân.
  • Teo cơ : Teo cơ thường xuất hiện sau một thời gian ở những người bị đứt dây chằng đầu gối, đùi sẽ teo và bắt đầu nhỏ lại, nên việc đi lại trở lên khó khăn và chân sẽ bị yếu đi dần.

Khi có một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổn thương cụ thể thông qua nghiệm pháp Lachman, hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI), kiểm tra chức năng gối để chẩn đoán đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các tổn thương gân dây chằng nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt vận động, thậm chí với trường hợp rách đứt dây chằng nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật. Cần có ý thức bảo vệ gân, dây chằng, bổ sung dinh dưỡng trực tiếp cho gân, dây chằng ngay khi xuất hiện các dấu hiệu tổn thương như: đau nhói tại 1 điểm, đau khi trời lạnh, khi vận động tăng cường hoặc thay đổi tư thế.

BTV Dược sĩ Thanh Hoa

 

]]>
https://tendoactive.vn/dut-day-chang-goi-co-di-lai-duoc-khong-553/feed/ 0
Cách xử lý cần biết khi bị căng cơ https://tendoactive.vn/cach-xu-ly-khi-bi-cang-co-547/ https://tendoactive.vn/cach-xu-ly-khi-bi-cang-co-547/#respond Wed, 06 Nov 2019 03:21:23 +0000 http://tendoactive.vn/?p=547 Căng cơ là tình trạng các thớ cơ căng giãn hơn bình thường, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ, thường xảy ra khi mang vác vật nặng sai tư thế. Căng cơ thường thấy ở những nơi có các vận động xoay tròn hoặc uốn cong như ở vùng thắt lưng, cổ, tay và chân.

Căng cơ là tình trạng các thớ cơ căng giãn hơn bình thường, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ, thường xảy ra khi mang vác vật nặng sai tư thế. Căng cơ thường thấy ở những nơi có các vận động xoay tròn hoặc uốn cong như ở vùng thắt lưng, cổ, tay và chân. Các vùng bị đau có khuynh hướng bị sưng lên và cũng có thể xuất hiện những vết bầm tím.

42

Cần làm gì khi bị căng cơ?

Khi bị căng cơ, phải dừng ngay lao động, tập luyện sau đó bạn cần chườm lạnh. Vì chườm lạnh rất hữu hiệu khi bị chấn thương cấp tính. Chườm lạnh cũng làm giảm lượng máu lưu thông về khu vực được chườm lạnh, giúp giảm sưng tấy quanh chấn thương. Khi chườm lạnh có thể dùng khăn bọc đá cho mát hoặc dùng túi đựng đá (tránh lạnh trực tiếp) để chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, hãy để khu vực bị chấn thương trở lại nhiệt độ bình thường trước khi chườm lạnh một lần nữa. Có thể lặp lại nhiều lần trong ngày. Có thể chườm lạnh trong 1 – 3 ngày đầu sau khi bị thương. Không nên chườm một lần quá lâu. Mục đích để phòng biến chứng, không gây tụ máu hay chảy máu. Sau khi chườm lạnh xong cần nghỉ ngơi thư giãn. Không sử dụng chườm lạnh nếu tuần hoàn của bạn kém. Hãy cẩn thận khi chườm lạnh nếu da bạn đang ở điều kiện kém hoặc bị rách và trầy da.

iihwizdrrrcktatihmbqeeb2lm                                                                                   Chườm lạnh giúp giảm sưng tấy

Những điều không nên làm khi bị căng cơ?

Khi bị chấn thương, bệnh nhân không được chườm nóng, không dùng dầu và rượu xoa bóp. Vì chườm nóng hoặc xoa bóp khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi. Chúng sẽ trở nên yếu hơn và dễ chấn thương trở lại khi có những cử động hơi mạnh.

12-anh-xuc-1512225662245

Tuyết đối không được thoa dầu nóng khi xảy ra chấn thương

Khi bị căng cơ nếu chơi bất cứ một loại hình thể thao nào cần cường độ vận động mạnh đều không tốt vào thời điểm này. Hầu hết các tổn thương thể thao xảy ra khi bạn ngã hoặc va đập hoặc khi bạn đang chơi với tất cả khả năng của mình. Vì vậy, cần điều chỉnh thể lực, giảm bớt khối lượng tập hoặc chọn một thể thức tập luyện khác, nên nghỉ ngơi sau khi tập thể dục vừa phải.

Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau khi điều trị được 2-3 ngày. Lúc này, người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng (khoảng 50% sức) và tăng từ từ để cơ thể dễ thích nghi. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn còn khó khăn, cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, bệnh nhân cần đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.
BTV Phạm Quý
]]>
https://tendoactive.vn/cach-xu-ly-khi-bi-cang-co-547/feed/ 0
5 bài tập giúp phục hồi tình trạng giãn dây chằng đầu gối nhẹ https://tendoactive.vn/5-bai-tap-giup-phuc-hoi-tinh-trang-gian-day-chang-dau-goi-nhe-455/ https://tendoactive.vn/5-bai-tap-giup-phuc-hoi-tinh-trang-gian-day-chang-dau-goi-nhe-455/#respond Tue, 05 Nov 2019 07:27:13 +0000 http://tendoactive.vn/?p=455 Giãn dây chằng gối là chấn thương rất thường gặp, do va chạm hoặc tình trạng quá tải trong quá trình vận động. Giãn dây chằng gối gây đau nhức và nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến quá trình vận động mạnh.

c030a94d9ecc67923edd
Với các trường hợp giãn dây chằng đầu gối ở thể nhẹ, dây chằng chưa bị rách đứt và mới tổn thương hoàn toàn có thể phục hồi nếu nghỉ ngơi và tập luyện đúng cách. Không nên chủ quan và có cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối phù hợp nhất. Sau đây là 5 bài tập phổ biến và dễ thực hiện nhất:

Bài tập cơ tứ đầu

Cách thực hiện :

  • Đầu tiên, duỗi thẳng hai chân, kê phía dưới gót một chiếc chăn, gối mỏng.
  • Tiếp theo, gồng căng cơ từ đầu gối để giữ vững gối rồi từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên khỏi mặt giường, ước tầm 20 – 30cm là đủ.
  • Thực hiện 6-8 lần mỗi ngày đến khi gối duỗi thẳng được hoàn toàn.

bdf08d8aba0b43551a1a

Tác dụng : Cần tiến hành bài tập này sớm để hạn chế tình trạng teo cơ và phục hồi tình trạng giãn dây chằng đầu gối nhẹ nhanh hơn.

Bài tập duỗi gối

Cách thực hiện :

  • Kê bắp chân và đùi bên bị giãn dây chằng lên một chiếc chăn mỏng được cuộn lại sao cho chân nhấc khỏi mặt giường.
  • Khi đã vào đúng tư thế, bạn hãy dùng tay ấn nhẹ gối xuống mặt giường để giữ phần gối duỗi thẳng trong khoảng 6 giây.
  • Sau đó thả lỏng 10 giây rồi lặp lại động tác này.

Bài tập căng gối

f5639aacf92d0073593c
Cách thực hiện :

  • Bắt đầu thực hiện động tác bằng cách nằm thẳng trên sàn, đặt phần chân duỗi thẳng và dựa vào tường vuông một góc 90 độ với mặt tường.
  • Từ từ co dần bàn chân bên gối bị giãn dây chằngxuống tới khi cảm thấy khớp gối căng lại thì dừng.
  • Giữ nguyên động tác trong 15 – 30 giây sau đó trượt bàn chân về vị trí ban đầu.
  • Lặp lại động tác này 2 tới 4 lần.

Bài tập nhón chân

Thời gian đầu, bệnh nhân được hướng dẫn tập đi lại nhẹ nhàng với nạng hỗ trợ. Sau khi người bệnh đi lại được dễ dàng thì có thể tập bài phục hồi tập nhón hai chân để việc đi lại linh hoạt hơn.

6815e56fd2ee2bb072ff

Bài tập cơ bắp chân

Cơ bắp chân đóng vai trò quan trọng trong việc làm vững hai bên khớp gối và hỗ trợ cho dây chằng tổn thương trong quá trình vận động. Ban đầu, nên thực hiện các bài tập cơ bắp chân nhưng không tì phần trọng lượng cơ thể lên ( tập ở tư thế nằm, ngồi), dần dần người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn tì toàn bộ trọng lượng của cơ thể lên cơ bắp chân ở giai đoạn tiếp theo khi bệnh nhân đã có chuyển biến nhất định.

 

Bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ quá trình tập luyện phục hồi

Ngoài chế độ tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp, việc bổ sung dinh dưỡng là các thành phần quan trọng cấu tạo nên gân dây chằng sẽ hỗ trợ cho quá trình tập luyện và phục hồi tổn thương gân dây chằng tốt hơn.

df07667d51fca8a2f1ed

Collagen typ 1: quyết định sức mạnh và tính mềm dẻo cho gân và dây chằng, cấu tạo nên gân, dây chằng

Mucopolysacharid: lập lại trình tự cấu trúc các sợi Collagen, giúp tái tạo hình dạng gân và dây chằng

Vitamin C:  Giúp kích thích quá trình sinh tổng hợp, tái tạo các sợi Collagen

Bổ sung qua chế độ ăn uống thường cung cấp với hàm lượng thấp và không ổn định, do đó có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gân, dây chằng để hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn.

Trên đây là 5 bài tập khá đơn giản và phù hợp với những người có tổn thương giãn dây chằng nhẹ, sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện và có chỉ định phù hợp với mức độ tổn thương của bạn.

Tham khảo tư liệu Bác sĩ Trương Công Dũng

]]>
https://tendoactive.vn/5-bai-tap-giup-phuc-hoi-tinh-trang-gian-day-chang-dau-goi-nhe-455/feed/ 0
Hội chứng đau vùng khuỷu tay (Tennis Elbow) https://tendoactive.vn/hoi-chung-dau-vung-khuyu-tay-tennis_elbow-517/ https://tendoactive.vn/hoi-chung-dau-vung-khuyu-tay-tennis_elbow-517/#respond Tue, 05 Nov 2019 07:15:03 +0000 http://tendoactive.vn/?p=517 Hội chứng đau vùng khuỷu tay (Tennis_Elbow) là tình trạng viêm hoặc rách nhóm gân cơ duỗi tại chỗ bám vào mỏm trên lồi cầu phía ngoài xương cánh tay.

adobestock_177111349-1170x700

Bệnh này rất hay gặp ở những người chơi tennis, cầu lông, golf, bowling … Cơ chế thường là do các nhóm cơ này bị suy yếu, khi vận động quá mức, nơi bám của các cơ chịu lực căng, kéo gây ra các chấn thương, lâu ngày làm viêm tại chỗ gây đau.

Nguyên nhân thường là do:

  • Kích thước tay cầm vợt quá to hoặc quá nhỏ.
  • Lưới vợt quá căng, hay banh quá nặng do ướt nước.
  • Khởi động không kỹ.
  • Chơi quá sức, hoặc lúc cơ thể không khỏe.
  • Kỹ thuật chưa đúng

1. Cú đánh trái tay:

– Dùng cổ tay thay vì toàn bộ cánh tay.
– Ra tay đỡ banh trễ làm khuỷu ở tư thế cong.
– Đỡ banh sẹc chặt xoáy mạnh.

2. Cú đập (smash) hay cú sẹc không đúng kỷ thuật.

Biểu hiện:

Đau vùng phía ngoài khuỷu, có thể sưng nhẹ, không nóng, đỏ. Ban đầu chỉ đau khi thực hiện một số động tác như gấp duỗi khuỷu, sấp, ngửa cẳng tay, hoặc xách vật nặng. Trường hợp nặng hơn, đau thường xuyên kể cả lúc không chơi thể thao, đau không thể cầm vật nặng, vắt quần áo hoặc khi lái xe.

Dùng tay ấn vào vị trí lồi cầu ngoài bệnh nhân rất đau nhói tại 1 điểm

tennis-elbow

Khi đau bạn nên :

  • Ngừng chơi.
  • Chườm lạnh tại chỗ 10-15 phút, có thể làm 4-5 lần/ ngày .
  • Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu.
  • Nếu đau nhiều, bạn nên băng treo tay bất động tạm.
  • Có thể dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm uống thông thường.
  • Sử dụng Tendoactive giúp hỗ trợ phục hồi các trường hợp bị tổn thương gân

Bạn không nên:

  • Cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.
  • Xoa bóp với các loại dầu nóng, thuốc xoa bóp, hoặc đi nắn sửa không đúng sẽ gây viêm mạn tính tại chỗ, rất khó điều trị sau này.

Nếu sau 1 tuần với các biện pháp trên mà vẫn còn đau, hoặc tái đi tái lại bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương thể thao.

ĐỂ PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG NÀY CẦN LƯU Ý:

  • Khởi động thật kỹ trước khi hoạt động thể thao hay bưng xách nặng.
  • Chơi với lượng thời gian từ từ tăng dần, từng bước hồi phục lại khả năng tập luyện, và không chơi quá sức.
  • Đeo băng bảo vệ khuỷu tay khi có các hoạt động gắng sức.
  • Sử dụng Tendoactive giúp bổ sung dưỡng chất hỗ trợ nuôi dưỡng gân và dây chằng, hỗ trợ phục hồi sau chấn thương gân và dây chằng.

BTV Dược sĩ Nguyễn Minh Hiếu

]]>
https://tendoactive.vn/hoi-chung-dau-vung-khuyu-tay-tennis_elbow-517/feed/ 0
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả khi kết hợp với Vật lý trị liệu tại Tây Ban Nha https://tendoactive.vn/nghien-cuu-lua-chon-ngau-nhien-co-nhom-doi-chung-danh-gia-hieu-qua-cua-viec-bo-sung-dinh-duong-co-chua-mucopolysacarit-phoi-hop-voi-eccentric-exercise-hoac-passive-stretching-trong-dieu-tri-benh-ly-ga-498/ https://tendoactive.vn/nghien-cuu-lua-chon-ngau-nhien-co-nhom-doi-chung-danh-gia-hieu-qua-cua-viec-bo-sung-dinh-duong-co-chua-mucopolysacarit-phoi-hop-voi-eccentric-exercise-hoac-passive-stretching-trong-dieu-tri-benh-ly-ga-498/#respond Tue, 05 Nov 2019 03:09:33 +0000 http://tendoactive.vn/?p=498 Nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên có nhóm đối chứng đánh giá hiệu quả của việc bổ sung dinh dưỡng có chứa Mucopolysacarit phối hợp với Eccentric exercise hoặc Passive stretching trong điều trị bệnh lý gân Achille

Nơi thực hiện nghiên cứu: Tây Ban Nha

Balius et al. A 3-Am Randomized trial for Achille tendinopathy: Eccentric training, Eccentric training plus a dietary supplement containing Mucopolysaccharideor Passive stretching plus a dietary supplement containing Mucopolysaccharide.Curr Ther Res Clin Exp.2016 Nov 18; 78: 1-7.

Mục tiêu

Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của 3 biện pháp phối hợp chế độ dinh dưỡng có chứa mucopolisacarit với eccentric exercise hoặc passive stretching ở bệnh nhân có bệnh lý gân Achille. Hiệu quả của các can thiệp được đánh giá tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.

Phương pháp

59 bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên vào 1 trong 3 nhóm điều trị và phân loại theo giai đoạn bệnh lý gân: giai đoạn hoạt động hoặc giai đoạn thoái hóa.

Các nhóm điều trị gồm: Eccentric training ( EC); Passive stretching training (PS) kết hợp bổ sung chế độ dinh dưỡng có chứa mucopolisacarit, collagen loại I và vitamin C (MCVC) hoặc EC kết hợp (MCVC)

Tất cả bệnh nhân được đánh giá tại thời điểm trước khi điều trị, sau 6 tuần và sau 12 tuần điều trị bằng bộ câu hỏi VISAA, thang điểm đau VAS , hình ảnh siêu âm đối với diễn tiến cấu trúc gân.

Kết quả

So với thời điểm trước điều trị, ghi nhận sự cải thiện rõ rệt thang điểm VISA-A; đau khi nghỉ ngơi và đau khi hoạt động ở cả 3 nhóm điều trị tại thời điểm 6 và 12 tuần.
Với các bệnh nhân ở giai đoạn bệnh lý gân hoạt động, mức độ giảm đau khi nghỉ ngơi được ghi nhận là rõ hơn trong nhóm sử dụng phối hợp với (MCVC)
 so với nhóm dùng EC đơn độc ( p< 0,05) hình 1

Kết luận

Bổ sung  chế độ dinh dưỡng có chứa mucopolisacarit, collagen loại I và vitamin C (MCVC) là liệu pháp an toàn, hiệu quả đối với bệnh lý gân Achille, mang lại thêm lợi ích khi phối hợp với vật lý trị liệu (EC), đặc biệt ở giai đoạn sớm của bệnh khi gân chưa có những thay đổi nặng nề về chất nền ngoại bào cũng như mạch máu.

wy

Xem Full Text: TẠI ĐÂY

]]>
https://tendoactive.vn/nghien-cuu-lua-chon-ngau-nhien-co-nhom-doi-chung-danh-gia-hieu-qua-cua-viec-bo-sung-dinh-duong-co-chua-mucopolysacarit-phoi-hop-voi-eccentric-exercise-hoac-passive-stretching-trong-dieu-tri-benh-ly-ga-498/feed/ 0
Giãn dây chằng đầu gối – Chấn thương không thể bỏ qua https://tendoactive.vn/gian-day-chang-dau-goi-chan-thuong-khong-the-bo-qua-484/ https://tendoactive.vn/gian-day-chang-dau-goi-chan-thuong-khong-the-bo-qua-484/#comments Mon, 04 Nov 2019 09:29:09 +0000 http://tendoactive.vn/?p=484 Theo thống kê có khoảng 70% trường hợp chấn thương thể thao gây tổn thương dây chằng, phổ biến nhất là giãn dây chằng đầu gối. Kết quả chụp X-quang thông thường không phát hiện ra vấn đề này nên nhiều trường hợp thường bỏ sót việc chẩn đoán và không chữa trị kịp thời, dẫn đến các biến chứng rách đứt dây chằng, tổn thương sụn chêm và thoái hóa khớp. Theo thời gian nếu không tích cực chữa trị, người bệnh có nguy cơ bị suy giảm đến khả năng vận động nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.

Giãn dây chằng đầu gối diễn ra thế nào?

Khớp gối là một khớp lớn có cấu tạo phức tạp, bao gồm: Dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước và dây chằng bên, xương đùi, sụn chêm, dây chằng sụn chêm, xương chày, xương bánh chè, bao khớp, dịch khớp, gân,… Khớp gối có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, phải chịu một lực rất lớn với trọng lực gần như toàn bộ cơ thể (từ khớp gối trở lên). Sự vững chắc và linh hoạt của khớp gối được đảm bảo bởi dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Trong đó, dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương nhất, thường là giãn hoặc đứt. Tình trạng dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị đứt hẳn khiến cho người bệnh đau đớn được gọi là giãn dây chằng.

732bd62850fba9a5f0ea

Tình trạng này có thể do các nguyên nhân trực tiếp như va chạm khi chơi thể thao, vận động quá tải, chơi thể thao tiếp đất sai tư thế, ngã…. thường gặp ở các môn bóng đá, thể dục dụng cụ, nhảy xa, nhảy cao…

Các dấu hiệu và chẩn đoán giãn dây chằng

Thực tế dấu hiệu bị giãn dây chằng đầu gối chủ yếu là những cơn đau gối, thường đau nhói tại 1 điểm, khó vận động nên người bệnh đôi khi nhầm tưởng đây chỉ là một căn bệnh về xương khớp thông thường mà chủ quan không chịu điều trị sớm.

  • Trong giai đoạn đầu, người bệnh thấy đau nhức, khó chịu, đầu gối có thể sưng và bầm tím, hạn chế vận động.
  • Thời gian sau khoảng 2-3 tuần thì lúc này các dấu hiệu đau nhức đã không còn, tuy nhiên lại xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối. Nếu như các cơ tại đầu gối khỏe mạnh thì người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng lỏng gối do các cơ đã bù lại chức năng của dây chằng. Tuy nhiên hầu hết trường hợp bị giãn dây chằng đều bị lỏng khớp gối do mâm chày không được giữ cố định nên sẽ bị bán trật ra ngoài gây đau.
  • Nếu để lâu hơn nữa gối sẽ bị hư do tính trạng thoái hóa sụn gây ra. Lúc này mâm chày bị bán trật nhiều lần và lúc này gối sẽ đau thường xuyên khi đi lại.

b8a933887f5a8604df4b

Chẩn đoán giãn dây chằng

Thông thường sau khi chấn thương, người bệnh được yêu cầu chụp X-quang. Tuy nhiên, chụp X quang chỉ có thể thấy hình ảnh rạn nứt xương, không phát hiện tổn thương dây chằng.

Để đánh giá mức độ giãn dây chằng, xác định có rạn hoặc rách sụn chêm hay không, cần tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI). Dựa trên kết quả hình ảnh và các thăm khám lâm sàng về chức năng gối, bác sĩ sẽ có kết luận cụ thể mức độ dây chằng bị giãn nhẹ hay nặng hoặc bị rách đứt nghiêm trọng để điều trị phù hợp.

Giãn dây chằng đầu gối nên làm gì?

Sau chấn thương, người bệnh rất khó để xác định ngay mức độ tổn thương của dây chằng. Lúc này, có thể xử trí bằng cách chườm đá lạnh có bọc vải hoặc nilon để giảm đau, phù nề và hạn chế chảy máu (không chườm đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm phỏng lạnh). Nếu đang hoạt động cần dừng lại ngay, nằm yên tại chỗ, kê cao chân, cố định khớp. Sau khi tình trạng sưng viêm thuyên giảm nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể và điều trị kịp thời.

5299d6266df594abcde4

Tuyệt đối không chườm nóng, sử dụng các loại cao, dầu nóng vì càng làm cho đầu gối sưng hơn, dây chằng và cơ bị căng, khó co về trạng thái bình thường.

Phục hồi với giãn dây chằng nhẹ và vừa

Chấn thương dây chằng ở đầu gối từ nhẹ đến vừa có thể tự lành. Tuy nhiên bản chất quá trình phục hồi tổn thương gân, dây chằng thường diễn ra chậm và dễ tái phát. Để hỗ trợ tốt nhất quá trình hồi phục, bạn có thể:

1, Các biện pháp nghỉ ngơi

  • Cho đầu gối nghỉ ngơi. Bạn nên tránh gây áp lực nặng lên đầu gối, có thể sử dụng nạng một thời gian;
  • Chườm đá đầu gối từ 20 đến 30 phút mỗi 3 đến 4 giờ để giảm đau và giảm sưng. Bạn chườm từ 2 đến 3 ngày hoặc cho đến khi hết sưng;
  • Nâng đầu gối lên khi bạn ngồi hoặc nằm xuống;
  • Đeo nẹp đầu gối để cố định đầu gối và bảo vệ đầu gối khỏi bị thương tích thêm.

2, Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm

  • Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen… sẽ giúp giảm đau và sưng tấy. Bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có thắc mắc hoặc cảm thấy rằng bạn vẫn cần dùng thuốc sau 7 đến 10 ngày;

3, Tập luyện

  • Thực hành các bài tập kéo căng và tăng cường cơ nếu bác sĩ đề nghị. Bạn không tập các bài tập quá nhiều để tránh gây đau.
  • Tham khảo một số bài tập: Duỗi gối thụ động, tập cơ tứ đầu, tập phần cơ bắp chân, nhấc gót chân tì trọng lượng… nên hỏi ý kiến bác sĩ để có bài tập phù hợp nhất với mức độ tổn thương của bạn.

4, Bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng

Việc bổ sung dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng và hỗ trợ quá trình phục hồi .Bổ sung các thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như collagen typ 1, mucopolysaccarid… sẽ giúp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phục hồi gân, dây chằng diễn ra nhanh và tốt hơn.

f6cd4272f9a100ff59b0-1

Có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu collagen typ 1 như cá hồi, cá tuyết, gân bò, lòng trắng trứng… trong chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên việc hấp thu qua thực phẩm thường có hàm lượng thấp và không ổn định, do đó có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gân, dây chằng để hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn.

Lưu ý: Bệnh nhân và người nhà không được tự chẩn đoán hoặc điều trị nếu không có chuyên môn. Khi có dấu hiệu tổn thương gân dây chằng, người bệnh nến đến các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn.

]]>
https://tendoactive.vn/gian-day-chang-dau-goi-chan-thuong-khong-the-bo-qua-484/feed/ 1