Tendoactive https://tendoactive.vn Cho sức khỏe và sự dẻo dai của gân Thu, 10 Jun 2021 08:33:45 +0000 vi hourly 1 Tại sao các cầu thủ bị chấn thương dây chằng chéo? https://tendoactive.vn/tai-sao-cac-cau-thu-bi-chan-thuong-day-chang-cheo-719/ https://tendoactive.vn/tai-sao-cac-cau-thu-bi-chan-thuong-day-chang-cheo-719/#respond Wed, 04 Mar 2020 09:14:34 +0000 http://tendoactive.vn/?p=719 Tiền vệ Đỗ Duy Mạnh của CLB Hà Nội vừa gặp phải chấn thương dây chằng chéo khi góp mặt trong trận Siêu cúp quốc gia 2019 ở tình huống va chạm với đối thủ. Sau khi kiểm tra, kết quả cho thấy anh bị đứt hoàn toàn dây chằng chéo đầu gối, phải mất 6-9 tháng để hồi phục..

Chấn thương dây chằng chéo không phải là điều quá xa lạ với những người quan tâm đến bóng đá. Cho dù là cầu thủ chuyên nghiệp hay vận động viên đá bóng nghiệp dư, nguy cơ chấn thương dây chằng chéo đều có thể xảy ra.

duy-manh-chan-thuong-day-chang-cheo-1

Đỗ Duy Mạnh phải cố định chân sau khi bị chấn thương đứt dây chằng chéo (ảnh: Thanh Niên)

Duy Mạnh là cầu thủ thứ 6 của lứa U23 Thường Châu gặp chấn thương nặng, họ đều là những cầu thủ giữ vai trò chủ chốt ở cấp đội tuyển quốc gia cũng như CLB. Nếu Duy Mạnh chấn thương sau một pha va chạm, Đình Trọng lại tự làm khó mình với một pha xoay người, ở tốc độ không quá cao và có sự chủ động, nhưng kết quả vẫn là đứt dây chằng cấp độ ba. Từ đây, có thể thấy nguy cơ đứt dây chằng không chỉ đến từ những tác động ngoại lực trực tiếp. Chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới chấn thương này và có cách phòng ngừa tốt nhất đối với những người yêu và thường xuyên chơi thể thao.

6-cau-thu-lua-u23-thuong-chau-deu-dut-day-chang-nguyen-nhan-do-dau1
Nhiều cầu thủ trong lứa đội tuyển U23 gặp phải chấn thương (nguồn ghienbongda.vn)

Nguyên nhân khiến cầu thủ chấn thương dây chằng chéo:

Việc chuyển hướng đột ngột là điều khá phổ biến khi chơi bóng đá, bản thân các cầu thủ chuyên nghiệp cũng là những người có dây chằng chéo chắc chắn hơn người bình thường nhưng chấn thương dây chằng chéo vẫn xảy ra.

Nguyên nhân chính của tình trạng đứt dây chằng chéo ở các cầu thủ chính thường nằm ở 3 yếu tố dưới đây:

1. Thi đấu quá nhiều

Tháng 9/2019, huấn luyện viên Zidane của Real từng phàn nàn trong một cuộc họp báo rằng các cầu thủ của ông đang phải thi đấu quá nhiều với cường độ 3 ngày một trận.

Điều đó khiến một loạt các cầu thủ trụ cột của Real bao gồm Eden Hazard, Luka Modric, James Rodriguez, Marcelo và Thibaut Courtois phải ngồi trên băng ghế dự bị với vấn đề về đầu gối.

Dây chằng chéo không phải là sợi dây đàn hồi vô hạn, càng vận động mạnh và lâu, dây chằng chéo trước càng căng. Nếu không được nghỉ ngơi để phục hồi về trạng thái ban đầu, dây chằng chéo sẽ luôn căng và cực kì dễ tổn thương mà không hề có triệu chứng báo trước.

lvt-3470-5189-1578952421

2. Không khởi động kĩ

Khởi động được coi là yêu cầu bắt buộc với các cầu thủ chuyên nghiệp, tuy nhiên trong một số trường hợp, điều này hay bị bỏ qua.

Việc không khởi động kĩ thường khiến cho dây chằng không kịp chuyển từ trạng thái nghỉ sang vận động đột ngột sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị chấn thương giãn hoặc đứt.

3. Dinh dưỡng không đủ

Dinh dưỡng là điều cực kì quan trọng với mọi cầu thủ, nó giúp phục hồi và phát triển các cơ bắp cũng như duy trì thể trạng tốt nhất cho hệ thống gân dây chằng và bộ máy vận động.

Dây chằng cũng tương tự như vậy, việc thiếu đi các dưỡng chất cần thiết cho dây chằng như collagen typ 1, mucopolysacharid có thể khiến việc phục hồi dây chằng trở nên khó khăn.

Điều trị và phòng tránh đứt dây chằng chéo

Khi bị đứt dây chằng chéo, điều trị càng sớm là điều cần thiết. Tuy nhiên để hạn chế tối đa các tình huống chấn thương nghiêm trọng việc phòng ngừa luôn cần được ưu tiên.

1. Điều trị ngay khi gặp tổn thương

Thông thường, ngay sau khi bị chấn thương ở khu vực đầu gối, người gặp chấn thương cần ngay lập tức liên hệ các cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt. Trong trường hợp đứt, giải pháp duy nhất là phẫu thuật tái tạo dây chằng.

Mức độ phục hồi sau phẫu thuật này có thể kéo dài từ 6 – 8 tháng. Với khả năng quay lại chơi thể thao lên đến là từ 90 – 95% so với ban đầu.

hinh-anh-chua-dau-dau-goi

2.Phòng tránh ngay từ trước

Để tránh tối đa việc bị đứt dây chằng chéo, điều quan trọng là cần kết hợp giữa luyện tập, nghỉ ngơi và dinh dưỡng;

Việc luyện tập để tăng cường sức mạnh cho dây chằng chéo là rất cần thiết. Trước khi tập, người chơi sẽ phải khởi động đầy đủ.

Các bài tập với tạ như squat, deadlift là cần thiết để tăng sức mạnh cho cả cơ và dây chằng. Cơ bắp khỏe cũng sẽ giảm tải bớt áp lực cho dây chằng.

Ngoài ra, các bài tập chạy nước rút bên ngoài cũng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho dây chằng chéo.

3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Luôn đảm bảo số giờ ngủ từ 7-8 tiếng khi chơi thể thao vừa và 8 – 10 tiếng khi chơi thể thao rất nặng là điều cần thiết để phục hồi.

Cường độ thi đấu cũng nên được sắp xếp để không bị quá dày trong thời gian quá dài.

4.Bổ sung dinh dưỡng thường xuyên

Khi Văn Hậu chuyển sang thi đấu tại Hà Lan, CLB Heerenveen đã thuê chuyên gia dinh dưỡng riêng để giúp anh phục hồi thể lực và phát triển cơ bắp. Lý do là bởi các chuyên gia của Heerenveen đã phát hiện thấy cầu thủ trẻ này phải thi đấu quá nhiều trong thời gian gần 1 năm trước khi sang Hà Lan.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với thể lực và tình trạng chấn thương của các cầu thủ. Vì lý do này, thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu protein, canxi và collagen typ 1 với sự tư vấn của chuyên gia là điều rất cần thiết để có dây chằng khỏe mạnh. Cần có ý thức bảo vệ gân dây chằng ngay cả khi chưa có bất cứ dấu hiệu tổn thương nào!

Theo Tinnhanhonline.vn

 

]]>
https://tendoactive.vn/tai-sao-cac-cau-thu-bi-chan-thuong-day-chang-cheo-719/feed/ 0
Giãn dây chằng gối có cần mổ không? https://tendoactive.vn/gian-day-chang-goi-co-can-mo-khong-560/ https://tendoactive.vn/gian-day-chang-goi-co-can-mo-khong-560/#respond Fri, 08 Nov 2019 11:06:15 +0000 http://tendoactive.vn/?p=560 Bong gân, giãn dây chằng là cách gọi dân gian được sử dụng với đa số các trường hợp gặp phải tổn thương. Tuy nhiên cách gọi này không hoàn toàn chính xác, do có nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Trên thực tế có thể dây chằng bị dập giãn hoặc rách đứt, với mỗi mức độ tổn thương sẽ cần phương pháp điều trị khác nhau.

Các mức độ tổn thương dây chằng gối:

  • Giãn dây chằng mức độ 1: Là tình trạng chấn thương nhẹ, dây chằng chỉ giãn ra hoặc có một số ít bó sợi bị đứt. Với mức độ này thường có thể tự phục hồi nếu nghỉ ngơi và vận động hợp lý.
  • Giãn dây chằng mức độ 2: Dây chằng giãn quá mức, có thể rách 1 phần, nhiều bó sợi bị đứt nhưng khớp vẫn vững, có thể gây đau nhức và làm hạn chế vận động khớp. Lúc này cần có sự kiểm tra và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, vẫn có khả năng phục hồi tốt nếu có chế độ tập luyện tích cực, bổ sung dinh dưỡng tái tạo trực tiếp cho dây chằng.
  • Giãn dây chằng mức độ 3: Đây là mức độ nghiêm trọng, dây chằng bị rách nhiều hoặc đứt hoàn toàn gây lỏng khớp, vận động khó khăn, khớp kém linh hoạt và trở nên lỏng lẻo, tùy thuộc vào nhu cầu vận động của bệnh nhân và chức năng hiện tại của khớp gối bác sĩ sẽ cân nhắc để có chỉ định mổ hay không.

acl-1

Điều trị không phẫu thuật với mức độ tổn thương nhẹ và vừa

  • Nẹp : Mục đích của việc dùng nẹp là giữ cho đầu gối được ổn định, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nạng để giảm trọng lượng đổ dồn về chân chấn thương.
  • Vật lý trị liệu : Khi gối đã ổn định và hết sưng đau thì bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành các bài tập vật lý trị liệu nhằm phục hồi dần dần chức năng của khớp gối đồng thời nâng cao sức mạnh các vùng cơ tại đây .
  • Bổ sung collagen typ 1, mucopolysaccharid là nguyên liệu chính tái tạo lên gân, dây chằng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh và tốt hơn

cung-khop-goi-sau-phau-thuat

Điều trị phẫu thuật

  • Tái tạo dây chằng đầu gối:

Với các trường hợp dây chằng có rách đứt nghiêm trọng, không thể tự tái tạo lại được thì chỉ định phẫu thuật là cần thiết. Chất liệu để tạo dây chằng mới thường lấy từ chính bản thân người bệnh hoặc từ người khác ở các bộ phận như : gân bánh chè, gân cơ tứ đầu đùi, gân kheo.

Việc tái tạo lại dây chằng đầu gối và hồi phục cần nhiều thời gian, thông thường mất ít nhất 6 đến 9 tháng thì mới có thể quay trở lại chơi các môn thể thao.

Quá trình phục hồi gân, dây chằng sau mổ cũng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tiến trình trở lại vận động, người bệnh cần lưu ý:

  • Vật lý trị liệu thường xuyên
  • Tập phục hồi chức năng với các bài tập phù hợp theo từng giai đoạn phục hồi, nên có sự theo dõi và tư vấn của bác sĩ
  • Bổ sung dinh dưỡng tái tạo cho gân, dây chằng để hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất

Bổ sung dinh dưỡng cho gân, dây chằng là một trong những biện pháp đang được quan tâm, giúp hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi tổn thương gân, dây chằng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung collagen typ 1, mucopolysaccharid – những thành phần chính trong cấu tạo của gân, dây chằng giúp thúc đẩy tiến trình phục hồi tổn thương và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng cũng như cải thiện vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn.

Theo nguồn benhvien108.vn

 

]]>
https://tendoactive.vn/gian-day-chang-goi-co-can-mo-khong-560/feed/ 0
Đứt dây chằng gối có đi lại được không? https://tendoactive.vn/dut-day-chang-goi-co-di-lai-duoc-khong-553/ https://tendoactive.vn/dut-day-chang-goi-co-di-lai-duoc-khong-553/#respond Wed, 06 Nov 2019 04:17:48 +0000 http://tendoactive.vn/?p=553 Tôi bị chấn thương gối, sưng đau nhưng vẫn đi lại được thì dây chằng có bị đứt không? 

Đây là câu hỏi rất phổ biến của bệnh nhân khi gặp phải chấn thương ở gối. Đứt dây chằng gối là một chấn thương nặng và cần được xử trí kịp thời tuy nhiên nhiều người bệnh chủ quan không điều trị sớm gây ra nhiều tổn thương thứ phát trên sụn khớp, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về tình huống này.

Đứt dây chằng gối có đi lại được không?

Hệ thống dây chằng đầu gối bao gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau và 2 dây chằng bên. Trong đó dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp giữ vững gối và thực hiện các vận động. Hay gặp nhất là tổn thương dây chằng chéo trước.

b8b3d4a38e40771e2e51

Đứt dây chằng khớp gối thường xảy ra sau chấn thương, va chạm khi chơi thể thao, tai nạn. Khớp gối bị sưng, đau trong vài tuần đầu rồi sau đó tự giảm dần. Phần lớn người bệnh bị giảm khả năng vận động, đi lại rất khó khăn nhưng một số trường hợp bị tổn thương dây chằng vẫn có thể đi lại bình thường, chỉ bị sụm gối khi vận động nhanh, đột ngột hoặc khi vận động mạnh thì khớp gối lại bị sưng đau.

Do đó việc vẫn có thể đi lại không đảm bảo rằng dây chằng của bạn chưa bị đứt. Bạn cần biết những dấu hiệu đứt dây chằng dưới đây để có biện pháp xử lý kịp thời:

Dấu hiệu đứt dây chằng gối

  • Sưng đau vùng gối: Khi bị chấn thương, nếu nghe thấy tiếng “rắc”, tiếp đó là tình trạng sưng đau ở gối, đây có thể là báo hiệu của đứt dây chằng chéo trước. Người bệnh cũng thường cảm thấy khó khăn khi di chuyển trong những ngày sau đó. Sau một thời gian thì tình trạng này sẽ hết nhưng bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao hay chạy nhảy, di chuyển nhanh.

f0b603a65945a01bf954

  • Lỏng gối: Nếu khớp gối vẫn có thể hoạt động nhưng đi lại cảm giác không chắc chắn, chân yếu và kém vững, cần đi khám ngay. Khi dồn trọng lượng cơ thể về bên chân bị chấn thương sẽ thấy đau và dễ ngã, lên xuống cầu thang cũng gặp phải một số khó khăn kiểm soát chân.
  • Teo cơ : Teo cơ thường xuất hiện sau một thời gian ở những người bị đứt dây chằng đầu gối, đùi sẽ teo và bắt đầu nhỏ lại, nên việc đi lại trở lên khó khăn và chân sẽ bị yếu đi dần.

Khi có một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổn thương cụ thể thông qua nghiệm pháp Lachman, hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI), kiểm tra chức năng gối để chẩn đoán đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các tổn thương gân dây chằng nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt vận động, thậm chí với trường hợp rách đứt dây chằng nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật. Cần có ý thức bảo vệ gân, dây chằng, bổ sung dinh dưỡng trực tiếp cho gân, dây chằng ngay khi xuất hiện các dấu hiệu tổn thương như: đau nhói tại 1 điểm, đau khi trời lạnh, khi vận động tăng cường hoặc thay đổi tư thế.

BTV Dược sĩ Thanh Hoa

 

]]>
https://tendoactive.vn/dut-day-chang-goi-co-di-lai-duoc-khong-553/feed/ 0
5 bài tập giúp phục hồi tình trạng giãn dây chằng đầu gối nhẹ https://tendoactive.vn/5-bai-tap-giup-phuc-hoi-tinh-trang-gian-day-chang-dau-goi-nhe-455/ https://tendoactive.vn/5-bai-tap-giup-phuc-hoi-tinh-trang-gian-day-chang-dau-goi-nhe-455/#respond Tue, 05 Nov 2019 07:27:13 +0000 http://tendoactive.vn/?p=455 Giãn dây chằng gối là chấn thương rất thường gặp, do va chạm hoặc tình trạng quá tải trong quá trình vận động. Giãn dây chằng gối gây đau nhức và nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến quá trình vận động mạnh.

c030a94d9ecc67923edd
Với các trường hợp giãn dây chằng đầu gối ở thể nhẹ, dây chằng chưa bị rách đứt và mới tổn thương hoàn toàn có thể phục hồi nếu nghỉ ngơi và tập luyện đúng cách. Không nên chủ quan và có cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối phù hợp nhất. Sau đây là 5 bài tập phổ biến và dễ thực hiện nhất:

Bài tập cơ tứ đầu

Cách thực hiện :

  • Đầu tiên, duỗi thẳng hai chân, kê phía dưới gót một chiếc chăn, gối mỏng.
  • Tiếp theo, gồng căng cơ từ đầu gối để giữ vững gối rồi từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên khỏi mặt giường, ước tầm 20 – 30cm là đủ.
  • Thực hiện 6-8 lần mỗi ngày đến khi gối duỗi thẳng được hoàn toàn.

bdf08d8aba0b43551a1a

Tác dụng : Cần tiến hành bài tập này sớm để hạn chế tình trạng teo cơ và phục hồi tình trạng giãn dây chằng đầu gối nhẹ nhanh hơn.

Bài tập duỗi gối

Cách thực hiện :

  • Kê bắp chân và đùi bên bị giãn dây chằng lên một chiếc chăn mỏng được cuộn lại sao cho chân nhấc khỏi mặt giường.
  • Khi đã vào đúng tư thế, bạn hãy dùng tay ấn nhẹ gối xuống mặt giường để giữ phần gối duỗi thẳng trong khoảng 6 giây.
  • Sau đó thả lỏng 10 giây rồi lặp lại động tác này.

Bài tập căng gối

f5639aacf92d0073593c
Cách thực hiện :

  • Bắt đầu thực hiện động tác bằng cách nằm thẳng trên sàn, đặt phần chân duỗi thẳng và dựa vào tường vuông một góc 90 độ với mặt tường.
  • Từ từ co dần bàn chân bên gối bị giãn dây chằngxuống tới khi cảm thấy khớp gối căng lại thì dừng.
  • Giữ nguyên động tác trong 15 – 30 giây sau đó trượt bàn chân về vị trí ban đầu.
  • Lặp lại động tác này 2 tới 4 lần.

Bài tập nhón chân

Thời gian đầu, bệnh nhân được hướng dẫn tập đi lại nhẹ nhàng với nạng hỗ trợ. Sau khi người bệnh đi lại được dễ dàng thì có thể tập bài phục hồi tập nhón hai chân để việc đi lại linh hoạt hơn.

6815e56fd2ee2bb072ff

Bài tập cơ bắp chân

Cơ bắp chân đóng vai trò quan trọng trong việc làm vững hai bên khớp gối và hỗ trợ cho dây chằng tổn thương trong quá trình vận động. Ban đầu, nên thực hiện các bài tập cơ bắp chân nhưng không tì phần trọng lượng cơ thể lên ( tập ở tư thế nằm, ngồi), dần dần người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn tì toàn bộ trọng lượng của cơ thể lên cơ bắp chân ở giai đoạn tiếp theo khi bệnh nhân đã có chuyển biến nhất định.

 

Bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ quá trình tập luyện phục hồi

Ngoài chế độ tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp, việc bổ sung dinh dưỡng là các thành phần quan trọng cấu tạo nên gân dây chằng sẽ hỗ trợ cho quá trình tập luyện và phục hồi tổn thương gân dây chằng tốt hơn.

df07667d51fca8a2f1ed

Collagen typ 1: quyết định sức mạnh và tính mềm dẻo cho gân và dây chằng, cấu tạo nên gân, dây chằng

Mucopolysacharid: lập lại trình tự cấu trúc các sợi Collagen, giúp tái tạo hình dạng gân và dây chằng

Vitamin C:  Giúp kích thích quá trình sinh tổng hợp, tái tạo các sợi Collagen

Bổ sung qua chế độ ăn uống thường cung cấp với hàm lượng thấp và không ổn định, do đó có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gân, dây chằng để hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn.

Trên đây là 5 bài tập khá đơn giản và phù hợp với những người có tổn thương giãn dây chằng nhẹ, sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện và có chỉ định phù hợp với mức độ tổn thương của bạn.

Tham khảo tư liệu Bác sĩ Trương Công Dũng

]]>
https://tendoactive.vn/5-bai-tap-giup-phuc-hoi-tinh-trang-gian-day-chang-dau-goi-nhe-455/feed/ 0
Giãn dây chằng đầu gối – Chấn thương không thể bỏ qua https://tendoactive.vn/gian-day-chang-dau-goi-chan-thuong-khong-the-bo-qua-484/ https://tendoactive.vn/gian-day-chang-dau-goi-chan-thuong-khong-the-bo-qua-484/#comments Mon, 04 Nov 2019 09:29:09 +0000 http://tendoactive.vn/?p=484 Theo thống kê có khoảng 70% trường hợp chấn thương thể thao gây tổn thương dây chằng, phổ biến nhất là giãn dây chằng đầu gối. Kết quả chụp X-quang thông thường không phát hiện ra vấn đề này nên nhiều trường hợp thường bỏ sót việc chẩn đoán và không chữa trị kịp thời, dẫn đến các biến chứng rách đứt dây chằng, tổn thương sụn chêm và thoái hóa khớp. Theo thời gian nếu không tích cực chữa trị, người bệnh có nguy cơ bị suy giảm đến khả năng vận động nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.

Giãn dây chằng đầu gối diễn ra thế nào?

Khớp gối là một khớp lớn có cấu tạo phức tạp, bao gồm: Dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước và dây chằng bên, xương đùi, sụn chêm, dây chằng sụn chêm, xương chày, xương bánh chè, bao khớp, dịch khớp, gân,… Khớp gối có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, phải chịu một lực rất lớn với trọng lực gần như toàn bộ cơ thể (từ khớp gối trở lên). Sự vững chắc và linh hoạt của khớp gối được đảm bảo bởi dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Trong đó, dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương nhất, thường là giãn hoặc đứt. Tình trạng dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị đứt hẳn khiến cho người bệnh đau đớn được gọi là giãn dây chằng.

732bd62850fba9a5f0ea

Tình trạng này có thể do các nguyên nhân trực tiếp như va chạm khi chơi thể thao, vận động quá tải, chơi thể thao tiếp đất sai tư thế, ngã…. thường gặp ở các môn bóng đá, thể dục dụng cụ, nhảy xa, nhảy cao…

Các dấu hiệu và chẩn đoán giãn dây chằng

Thực tế dấu hiệu bị giãn dây chằng đầu gối chủ yếu là những cơn đau gối, thường đau nhói tại 1 điểm, khó vận động nên người bệnh đôi khi nhầm tưởng đây chỉ là một căn bệnh về xương khớp thông thường mà chủ quan không chịu điều trị sớm.

  • Trong giai đoạn đầu, người bệnh thấy đau nhức, khó chịu, đầu gối có thể sưng và bầm tím, hạn chế vận động.
  • Thời gian sau khoảng 2-3 tuần thì lúc này các dấu hiệu đau nhức đã không còn, tuy nhiên lại xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối. Nếu như các cơ tại đầu gối khỏe mạnh thì người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng lỏng gối do các cơ đã bù lại chức năng của dây chằng. Tuy nhiên hầu hết trường hợp bị giãn dây chằng đều bị lỏng khớp gối do mâm chày không được giữ cố định nên sẽ bị bán trật ra ngoài gây đau.
  • Nếu để lâu hơn nữa gối sẽ bị hư do tính trạng thoái hóa sụn gây ra. Lúc này mâm chày bị bán trật nhiều lần và lúc này gối sẽ đau thường xuyên khi đi lại.

b8a933887f5a8604df4b

Chẩn đoán giãn dây chằng

Thông thường sau khi chấn thương, người bệnh được yêu cầu chụp X-quang. Tuy nhiên, chụp X quang chỉ có thể thấy hình ảnh rạn nứt xương, không phát hiện tổn thương dây chằng.

Để đánh giá mức độ giãn dây chằng, xác định có rạn hoặc rách sụn chêm hay không, cần tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI). Dựa trên kết quả hình ảnh và các thăm khám lâm sàng về chức năng gối, bác sĩ sẽ có kết luận cụ thể mức độ dây chằng bị giãn nhẹ hay nặng hoặc bị rách đứt nghiêm trọng để điều trị phù hợp.

Giãn dây chằng đầu gối nên làm gì?

Sau chấn thương, người bệnh rất khó để xác định ngay mức độ tổn thương của dây chằng. Lúc này, có thể xử trí bằng cách chườm đá lạnh có bọc vải hoặc nilon để giảm đau, phù nề và hạn chế chảy máu (không chườm đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm phỏng lạnh). Nếu đang hoạt động cần dừng lại ngay, nằm yên tại chỗ, kê cao chân, cố định khớp. Sau khi tình trạng sưng viêm thuyên giảm nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể và điều trị kịp thời.

5299d6266df594abcde4

Tuyệt đối không chườm nóng, sử dụng các loại cao, dầu nóng vì càng làm cho đầu gối sưng hơn, dây chằng và cơ bị căng, khó co về trạng thái bình thường.

Phục hồi với giãn dây chằng nhẹ và vừa

Chấn thương dây chằng ở đầu gối từ nhẹ đến vừa có thể tự lành. Tuy nhiên bản chất quá trình phục hồi tổn thương gân, dây chằng thường diễn ra chậm và dễ tái phát. Để hỗ trợ tốt nhất quá trình hồi phục, bạn có thể:

1, Các biện pháp nghỉ ngơi

  • Cho đầu gối nghỉ ngơi. Bạn nên tránh gây áp lực nặng lên đầu gối, có thể sử dụng nạng một thời gian;
  • Chườm đá đầu gối từ 20 đến 30 phút mỗi 3 đến 4 giờ để giảm đau và giảm sưng. Bạn chườm từ 2 đến 3 ngày hoặc cho đến khi hết sưng;
  • Nâng đầu gối lên khi bạn ngồi hoặc nằm xuống;
  • Đeo nẹp đầu gối để cố định đầu gối và bảo vệ đầu gối khỏi bị thương tích thêm.

2, Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm

  • Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen… sẽ giúp giảm đau và sưng tấy. Bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có thắc mắc hoặc cảm thấy rằng bạn vẫn cần dùng thuốc sau 7 đến 10 ngày;

3, Tập luyện

  • Thực hành các bài tập kéo căng và tăng cường cơ nếu bác sĩ đề nghị. Bạn không tập các bài tập quá nhiều để tránh gây đau.
  • Tham khảo một số bài tập: Duỗi gối thụ động, tập cơ tứ đầu, tập phần cơ bắp chân, nhấc gót chân tì trọng lượng… nên hỏi ý kiến bác sĩ để có bài tập phù hợp nhất với mức độ tổn thương của bạn.

4, Bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng

Việc bổ sung dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng và hỗ trợ quá trình phục hồi .Bổ sung các thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như collagen typ 1, mucopolysaccarid… sẽ giúp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phục hồi gân, dây chằng diễn ra nhanh và tốt hơn.

f6cd4272f9a100ff59b0-1

Có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu collagen typ 1 như cá hồi, cá tuyết, gân bò, lòng trắng trứng… trong chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên việc hấp thu qua thực phẩm thường có hàm lượng thấp và không ổn định, do đó có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gân, dây chằng để hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn.

Lưu ý: Bệnh nhân và người nhà không được tự chẩn đoán hoặc điều trị nếu không có chuyên môn. Khi có dấu hiệu tổn thương gân dây chằng, người bệnh nến đến các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn.

]]>
https://tendoactive.vn/gian-day-chang-dau-goi-chan-thuong-khong-the-bo-qua-484/feed/ 1
Vai trò của dây chằng chéo trước trong khớp gối https://tendoactive.vn/vai-tro-cua-day-chang-cheo-truoc-trong-khop-goi-463/ https://tendoactive.vn/vai-tro-cua-day-chang-cheo-truoc-trong-khop-goi-463/#respond Fri, 01 Nov 2019 08:17:26 +0000 http://tendoactive.vn/?p=463 Dây chằng chéo trước chạy chéo giữa khớp gối, giữ xương chầy không bị trượt ra trước và xoay trong. Bề mặt chịu tải của khớp gối là lớp sụn khớp bao bọc đầu trên xương chầy (mâm chầy) và đầu dưới xương đùi (lồi cầu đùi). Lót giữa lồi cầu đùi và mâm chầy là hai sụn chêm. Sụn chêm có vai trò như giảm xóc, phân tán và hấp thụ bớt trọng lực dồn lên khớp gối.

Giải Phẫu Học Khớp Gối

Khớp gối được cấu thành bởi ba xương: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chầy và xương bánh chè.

Hình 1. Vị trí giải phẫu dây chằng chéo trước

Khớp gối chủ yếu là khớp kiểu bản lề, các xương kết nối với nhau bởi hệ thống dây chằng, gồm dây chằng bên trong (MCL), dây chằng bên ngoài (LCL), dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (PCL) (Hình 1).

Dây chằng chéo trước – DCCT chạy chéo giữa khớp gối, giữ xương chầy không bị trượt ra trước và xoay trong. Bề mặt chịu tải của khớp gối là lớp sụn khớp bao bọc đầu trên xương chầy (mâm chầy) và đầu dưới xương đùi (lồi cầu đùi). Lót giữa lồi cầu đùi và mâm chầy là hai sụn chêm. Sụn chêm có vai trò như giảm xóc, phân tán và hấp thụ bớt trọng lực dồn lên khớp gối.

Vai Trò Của dây chằng chéo trước gối:

Giống như tất cả các dây chằng, DCCT có nhiệm vụ làm vững gối
Theo trục trước – sau, nó ngăn cản sự trượt ra phía trước của xương chày so với xương đùi : vì thế nó chặn lại chuyển động “ngăn kéo trước” của xương chày so với xương đùi

 

untitled-jjjj

Theo trục xoay, dây chằng chéo trước ngăn không cho xương chày xoay vào trong so với xương đùi, khi cẳng chân xoay vào trong dây chằng chéo trước sẽ quấn quanh dây chằng chéo sau.

Chuyển động xoay quá vào trong của xương chày so với xương đùi có thể dẫn tới đứt LCA

day-kkk

Đứt dây chằng chéo trước không gây nên biến chứng gì cho chuyển động của khớp gối theo trục gấp duỗi. Nhưng khớp gối lại không được bảo vệ trong vận động xoay và xoắn vặn: đặc biệt là trong trường hợp xoay người, mà bàn chân cố định dưới đất.

Do đó khi đứt DCCT bệnh nhân sẽ giảm chức năng gối, đặc biệt trong các hoạt động đòi hỏi di chuyển nhanh, mạnh và đột ngột như chơi các môn thể thao cần di chuyển nhiều như: bóng đá, tennis, bóng chuyền,… Ngoài ra còn có tổn thương thứ phát các thành phần khác của gối, trong đó 2 thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất là sụn chêm và sụn mặt khớp. Tổn thương sụn chêm thường gặp là rách sụn chêm dẫn đến biểu hiện đau, kẹt khớp và tràn dịch khớp. Tổn thương sụn khớp dẫn đến hư khớp hay còn gọi là thoái hóa khớp. Nếu bị thoái hóa khớp gối thì việc thay khớp gối sẽ phức tạp và tốn kém rất nhiều so với điều trị đứt dây chằng gối.

]]>
https://tendoactive.vn/vai-tro-cua-day-chang-cheo-truoc-trong-khop-goi-463/feed/ 0
Những lưu ý không thể bỏ qua sau phẫu thuật dây chằng chéo https://tendoactive.vn/nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-399/ https://tendoactive.vn/nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-399/#comments Thu, 02 May 2019 04:30:04 +0000 http://tendoactive.vn/?p=399 Đứt dây chằng chéo trước/ sau là một trong những chấn thương nghiêm trọng thường gặp nhất trong thể thao. Quá trình mổ tái tạo dây chằng hiện nay không quá phức tạp. Tuy nhiên, sau mổ dây chằng chéo nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng theo chế độ riêng thì bệnh nhân có thể mất rất nhiều thời gian để hồi phục, dễ gặp các biến chứng đi kèm như lỏng gối, teo cơ hay thậm chí là đứt dây chằng tái phát.

knee1

Ngoài ra, quá trình phục hồi sau phẫu thuật vô cùng quan trọng nên những bệnh nhân sau khi mổ dây chằng chéo đầu gối nên chú ý chăm sóc sức khỏe và nhất là không nên chủ quan gây ra các biến chứng sau này. Để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn và nhanh chóng quay lại sinh hoạt bình thường thì người bệnh cần  đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  1. Tập vật lý trị liệu phù hợp theo từng giai đoạn

Hiện nay nhờ có sự hiểu biết kỹ càng hơn về cấu tạo sinh học cũng như cơ học của khớp gối, các bài tập tập luyện thể dục thể thao, vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật đã có bước tiến đáng kể và là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Tập vật lý trị liệu giúp thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng của khớp gối, tăng khả năng vận động, tăng sức mạnh cho cơ, gân, dây chằng. Tuy nhiên tập không đúng kĩ thuật hoặc tập với cường độ không phù hợp có thể khiến các tổn thương trở lên nghiêm trọng hơn, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các huấn luyện viên chuyên nghiệp.

6-bai-tapk-vat-ly-tri-lieu-cho-nguoi-thoai-hoa-khop-goi_301136844

Một số lưu ý trong quá trình tập luyện cần tuân thủ:

  1. KHÔNG tự ý bỏ nẹp trong 4 tuần đầu, mang nẹp khi đi đứng, ngay cả khi ngủ, có thể tháo nẹp khi nghỉ ngơi tại chổ. Bỏ nẹp sớm làm giãn yếu dây chằng
  2. KHÔNG bỏ nạng trong tuần đầu (bỏ nạng sớm làm sưng gối sau mổ)
  3. KHÔNG cố co gối quá mức (hơn 120 độ) trong tháng đầu (gây lỏng dây chằng).
  4. KHÔNG đi lại quá nhiều trong giai đoạn đầu (để tránh sưng gối).
  5. KHÔNG lên xuống cầu thang bằng chân đau. Không tự lái xe 2 bánh, ngồi xổm trong 2,5 tháng (tránh những tình huống tai nạn làm đứt lại dây chằng, hoặc làm dây chằng giãn do kéo căng)
  6. KHÔNG nằm bất động tại chổ hay không dám cử động chân mổ vì tâm lý sợ đau, sợ không lành vết mổ, sợ sút ốc vít…(vì sẽ làm ngưng trệ tuần hoàn, teo cơ, mô sẹo co rút).
  7. KHÔNG chạy nhảy, chơi thể thao trong 3 tháng đầu (dây chằng chưa đủ vững chắc cho các tư thế vặn, xoắn, gập gối).
  8. KHÔNG tập các động tác không có trong hướng dẫn của bác sỹ (tập sai sẽ làm ảnh hưởng đến sự vững chắc dây chằng, mà khó có thể sửa lại được).

Do thời gian tập luyện kéo dài, hầu hết các bệnh nhân nên được bác sĩ và chuyên gia hướng dẫn trong thời gian đầu và sau đó tự tập các bài tập chức năng ngay tại nhà. Cần theo dõi tiến triển phục hồi và có sự tham vấn của bác sĩ để có các bài tập phù hợp hoặc có sự giúp đỡ từ các chuyên gia vật lý trị liệu để có các các bài tập nâng cao như: liệu pháp nhiệt, laser, sóng sung điện,…

  1. Bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi

Sinh lý quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra rất phức tạp. Bao gồm 2 giai đoạn chính diễn ra song song là quá trình lành mảnh ghép vào đường hầm và quá trình biến đổi mảnh ghép thành gân thực sự.

  • Lành mảnh ghép (liền mảnh ghép vào đường hầm): Quá trình lành mảnh ghép trong đường hầm xương được hình thành bằng những liên kết sinh học bao gồm các sợi collagen và các tế bào xương tân tạo ở thành đường hầm ( gọi là các sợi Sharpey). Liên kết sinh học này được hình thành vào thời điểm 4-6 tuần sau phẫu thuật và đảm bảo chắc chắn sau phẫu thuật 6 đến 8 tháng.
  • Quá trình biến đổi mảnh ghép thành dây chằng thực thụ:
    Sau khi tái tạo dây chằng chéo trước, tất cả các mảnh ghép tự thân (trong đó có mảnh ghép gân cơ bán gân kết hợp gân cơ thon và gân bánh chè) sẽ được biến đổi dần thành tổ chức có đặc tính cơ học gần giống với dây chằng chéo trước tự nhiên.

Qua các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho thấy quá trình biến đổi sinh học này được diễn ra trong 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu các tế bào sợi dần dần bị biến mất (2-3 tuần sau phẫu thuật)
  • Sau đó xuất hiện các mạch máu tân tạo tại mảnh ghép (tuần thứ 6 đến tuần thứ 8).
  • Giai đoạn tiếp theo (từ tuần 18-24) mảnh ghép biến đổi dần để có cấu trúc gần giống với cấu trúc của dây chằng chéo ban đầu, các tế bào sợi bắt đầu xuất hiện trở lại, đặc biệt xuất hiện các sợi collagen
  • Cuối cùng là giai đoạn biệt hóa, mảnh ghép trở nên đàn hồi hơn, cấu trúc gân dần dần biến đổi thành cấu trúc của dây chằng. Song song với quá trình biến đổi về mô học thì những đặc tính cơ học của dây chằng mới cũng được hoàn thiện dần. Giai đoạn này diễn ra rất chậm kéo dài từ 1-3 năm.

Có thể thấy quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra trong thời gian rất dài, các liên kết của mảnh ghép với đường hầm được hình thành từ collagen và tế bào mới diễn ra sau 4-6 tuần. Phải mất 6-8 tuần để hình thành các mạch máu tân tạo và sau 18-24 tuần (4-6 tháng) mới bắt đầu xuất hiện các sợi collagen type 1 để biến đổi cấu trúc giống với dây chằng ban đầu.

f0e682af586ba235fb7a

Để rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những biện pháp dễ dàng và đem lại hiệu quả rõ rệt là bổ sung các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như: Collagen type 1, Mucopolysaccharides. Các chất này là thành phần cơ bản trong cấu tạo của gân, dây chằng, là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo gân, dây chằng thực sự.

Bằng cách bổ sung trực tiếp Collagen type 1, Mucopolysaccharides và Vitamin C dưới dạng viên uống đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng. Thông qua nhiều nghiên cứu khoa học, sự cải thiện được ghi nhận qua hình ảnh siêu âm, thang đo mức độ đau được cải thiện và giảm sự lệ thuộc của bệnh nhân với thuốc giảm đau trong quá trình điều trị.

Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng dành riêng cho dây chằng sau mổ tái tạo đang được ưu tiên kết hợp song song với các biện pháp vật lý trị liệu góp phần hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục dây chằng sau tổn thương.

  1. Thăm khám bác sĩ định kì

Việc thăm khám định kì và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn trong từng giai đoạn phục hồi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thăm khám định kì sẽ giúp bệnh nhân biết được các biến chứng hoặc dấu hiệu bất thường trong quá trình phục hồi cần xử lý, biết được tình trạng hồi phục hiện tại, có đồng thời có lời khuyên của bác sĩ cho quá trình tập luyện và phục hồi tốt nhất, tránh các biến chứng không đáng có.

Tài liệu tham khảo: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Việt Đức & Mười lưu ý sau phẫu thuật dây chằng chéo – Bác sĩ Trương Công Dũng – Nguyên Tổng thư Ký Hội Y học Thể thao TP. Hồ Chí Minh

]]>
https://tendoactive.vn/nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-399/feed/ 6
Các giai đoạn phục hồi và tập luyện sau phẫu thuật dây chằng chéo https://tendoactive.vn/cac-giai-doan-phuc-hoi-va-tap-luyen-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-394/ https://tendoactive.vn/cac-giai-doan-phuc-hoi-va-tap-luyen-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-394/#respond Thu, 02 May 2019 04:18:17 +0000 http://tendoactive.vn/?p=394 Khớp gối là một khớp lớn và phức tạp có vai trò quan trọng đối với vận động của cơ thể. Khớp gối hoạt động dựa trên sự phối hợp của nhiều cấu trúc, trong đó các dây chằng trong và quanh khớp gối giữ vai trò quan trọng sự vận động và giữ vững khớp gối. Một chấn thương thường gặp và nghiêm trọng nhất đối với khớp gối chính là đứt dây chằng chéo trước. Khi dây chằng chéo trước bị đứt sẽ gây ra lỏng gối, teo cơ, tổn thương sụn chêm kèm theo…,nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối và gây ra thoái hoá khớp sau này. Đặc biệt nguy hiểm khi khớp gối đã bị thoái hóa nặng thì không thể phẫu thuật tái tạo dây chằng và phải phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.

Đối với đa số các trường hợp đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước, chỉ định phẫu thuật là cần thiết. Nếu phát hiện càng sớm thì tỷ lệ thành công cao hơn, vì khi đó, các cấu trúc trong khớp ít bị tổn thương, tình trạng cơ đùi ít bị teo hơn, sự phục hồi tốt hơn.

1e7d319c1d04e45abd15

Phẫu thuật mổ tái tạo dây chằng chéo khớp gối không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự tuân thủ điều trị của người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật. Do đó tìm hiểu các thông tin về sinh lý quá trình tái tạo và các phương pháp tập luyện hợp lý trong từng giai đoạn là vô cùng cần thiết đối với người bệnh.

1, Sinh lý quá trình tái tạo của mảnh ghép

Có hai quá trình khác nhau nhưng diễn ra song hành trên mảnh ghép dây chằng: quá trình liền đoạn mảnh ghép vào đường hầm và quá trình biến đổi của đoạn mảnh ghép trong khớp.

+Lành mảnh ghép (liền mảnh ghép vào đường hầm): Quá trình lành mảnh ghép trong đường hầm xương được hình thành bằng những liên kết sinh học bao gồm các sợi collagen và các tế bào xương tân tạo ở thành đường hầm ( gọi là các sợi Sharpey). Liên kết sinh học này được hình thành vào thời điểm 4-6 tuần sau phẫu thuật và đảm bảo chắc chắn sau phẫu thuật 6 đến 8 tháng.

+Quá trình biến đổi mảnh ghép thành dây chằng thực thụ:
Sau khi tái tạo dây chằng chéo trước, tất cả các mảnh ghép tự thân (trong đó có mảnh ghép gân cơ bán gân kết hợp gân cơ thon và gân bánh chè) sẽ được biến đổi dần thành tổ chức có đặc tính cơ học gần giống với dây chằng chéo trước tự nhiên. Qua các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho thấy quá trình biến đổi sinh học này được diễn ra trong 4 giai đoạn:
– Giai đoạn hoại tử vô mạch của mảnh ghép: các tế bào sợi dần dần bị biến mất, giai đoạn này diễn ra trong 2-3 tuần sau phẫu thuật.
– Giai đoạn xuất hiện các mạch máu tân tạo tại mảnh ghép: giai đoạn này diễn ra sau phẫu thuật từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8.
– Giai đoạn tái cấu trúc, mảnh ghép biến đổi dần để có cấu trúc gần giống với cấu trúc của dây chằng chéo trước, các tế bào sợi bắt đầu xuất hiện trở lại, đặc biệt xuất hiện các sợi collagen. Giai đoạn này diễn ra sau phẫu thuật từ 18-24 tuần.
– Giai đoạn biệt hóa cấu trúc của mảnh ghép: ở giai đoạn này mảnh ghép trở nên đàn hồi hơn, cấu trúc gân dần dần biến đổi thành cấu trúc của dây chằng. Song song với quá trình biến đổi về mô học thì những đặc tính cơ học của dây chằng mới cũng được hoàn thiện dần. Giai đoạn này diễn ra rất chậm kéo dài từ 1-3 năm.

626fae8e82167b482207

Có thể thấy quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra trong thời gian rất dài, các liên kết của mảnh ghép với đường hầm được hình thành từ collagen và tế bào mới diễn ra sau 4-6 tuần. Phải mất 6-8 tuần để hình thành các mạch máu tân tạo và sau 18-24 tuần (4-6 tháng) mới bắt đầu xuất hiện các sợi collagen type 1 để biến đổi cấu trúc giống với dây chằng ban đầu.

Để rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những biện pháp dễ dàng và đem lại hiệu quả rõ rệt là bổ sung các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như collagen typ 1, mucopolysaccharide, vitamin C. Các chất này là thành phần cơ bản trong cấu tạo của gân, dây chằng, là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo gân thực sự. Bằng cách bổ sung trực tiếp collagen type 1, mucopolysaccharide, vitamin C này dưới dạng viên uống đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị các bệnh lý gân thông qua nhiều nghiên cứu khoa học.

2, Các giai đoạn tập luyện cần tuân thủ sau phẫu thuật

2.1 Giai đoạn I: 1-2 tuần sau mổ.

Mục tiêu: bảo vệ mảnh ghép, chống sưng nề, chống đau, phục hồi một phần tầm vận động (ROM), chống teo cơ. Phối hợp các thuốc giảm đau kháng viêm và bổ sung dinh dưỡng từ sớm để thúc đẩy quá trình hồi phục.

Sau 2 tuần khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90 độ, sức cơ tứ đầu đùi phải đủ mạnh.

112

2.2 Giai đoạn II: 3-4 tuần sau mổ: giai đoạn tập sớm.

Mục tiêu: phục hồi vận động gần tối đa, đi đứng với nẹp không khập khiễng, tăng sức mạnh cơ, thăng bằng, tiếp tục bảo vệ mảnh ghép. Kết thúc giai đoạn này hầu như không còn viêm.

Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120 độ và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể.

2.3 Giai đoạn II: 5-16 tuần sau mổ. Là giai đoạn đi đứng có kiểm soát.

Mục tiêu:  phục hồi sức mạnh cơ, phục hồi các phản xạ tự thân. Chú ý tránh tạo lực quá căng lên mảnh ghép. Sau 16 tuần phải đạt duỗi hoàn toàn.

2.4 Giai đoạn IV: tháng thứ 4 trở đi.

Tăng sức bền cơ bắp, phục hồi khả năng kiểm soát và phối hợp các cơ, bước đầu tập các kỹ năng chạy nhảy.

82e801092d91d4cf8d80

2.5 Giai đoạn V: Từ tháng thứ 7 trở lại thể thao.

– Bắt đầu làm quen các môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp. từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật. Tập luyện và thi đấu thể thao bình thường.

Sau 2 tuần- 1 tháng bệnh nhân có thể đến các cơ sở PHCN để điều trị vật lý trị liệu: Nhiệt, điện trị liệu, dòng xung kích thích cơ. Bác sỹ đánh giá độ vững của khớp gối sau mổ, sự teo cơ, cơ lực, mức độ đau khi vận động, tầm vận động khớp… để đưa ra bài tập cụ thể.

Trong suốt quá trình phục hồi sau phẫu thuật cần sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau để giảm các triệu chứng và bổ sung các nguyên liệu cần thiết như collagen typ 1, mucopolysaccharid, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tái tạo gân thực sự. Khi có bất kì dấu hiệu khác thường nào như sưng viêm kéo dài hơn 4 tuần, tình trạng đau nhức không thuyên giảm,… cần có sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh để lại các biến chứng sau phẫu thuật.

( Tài liệu tham khảo: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Việt Đức & Báo sức khỏe đời sống.)

]]>
https://tendoactive.vn/cac-giai-doan-phuc-hoi-va-tap-luyen-sau-phau-thuat-day-chang-cheo-394/feed/ 0
Tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối https://tendoactive.vn/tap-luyen-sau-mo-tai-tao-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-346/ https://tendoactive.vn/tap-luyen-sau-mo-tai-tao-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-346/#respond Fri, 18 Jan 2019 07:50:24 +0000 http://tendoactive.vn/?p=346 Sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cũng như sau các ca mổ chỉnh hình khác, người bệnh cần phải trải qua giai đoạn quan trọng là tập luyện. Tùy theo tính chất tổn thương của dây chằng, tùy theo kỹ thuật mổ và chất liệu mảnh ghép được sử dụng mà mỗi bệnh nhân sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước có những bài tập tương đối khác nhau. Tuy nhiên, qui trình luyện tập đều dựa trên những nguyên tắc chung, qua từng giai đoạn sau đây:

Giai đoạn I: (từ tuần 0 – tuần thứ 2 sau mổ): Mang nẹp bất động gối tư thế duỗi cả khi nằm ngủ; Di động xương bánh chè (lên trên xuống dưới, sang hai bên); Hàng ngày tháo nẹp, tập gấp duỗi gối thụ động, biên độ tăng dần (duỗi hết gối, gấp tối đa có thể đến 90 độ, ngày 3-4 lần); Lúc đầu tập thụ động, sau tập chủ động hoặc chủ động có hỗ trợ; Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp; Tập nâng bổng chân có nẹp khỏi mặt giường, dạng, khép chân; Đi lại bằng hai nạng, tỳ một phần trọng lượng cơ thể, trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa; Băng chun, chườm đá vùng gối trong những ngày đầu sau mổ; Đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi khi ngủ.

Mục đích của giai đoạn này: Gối duỗi hết, gấp đến 90 độ; Cơ tứ đầu khỏe; Tập được dáng đi bình thường

bai tap sau mo tai tao day chang cheo truoc khop goi

Giai đoạn II: (từ tuần thứ 3 – 4): Tiếp tục gấp gối tăng dần, đạt 120 độ ở tuần thứ 4.

Tập cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn): Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản; Đi xe đạp tại chỗ; Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân).

Mục đích của giai đoạn này: Biên độ gối đạt 120 độ. Đứng được trên chân mổ với toàn bộ trọng lượng cơ thế, đi lại được khi không dùng nạng, không tập tễnh.

Giai đoạn III: (từ 5 – 6 tuần): Bỏ nẹp gối; tiếp tục tập tăng biên độ gối, đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối; Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và ngược lại; Tập bước lên xuống cầu thang ít bậc; Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng. Tập bơi.

Giai đọan IV: (tuần thứ 7 – 10):

Tiếp tục các bài tập như trên, tăng dần cường độ; Chạy bước nhỏ trên đường phẳng, chạy tới và lùi.

Giai đoạn V: (từ tuần thứ 11 – 20): Tiếp tục tăng cường các bài tập như trên. Tập chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.

Giai đoạn VI: (từ tháng thứ 5 – 6):

Bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ. Sau 6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường khi: Biên độ gối phải đạt được > 130 độ; Cơ Hamstring (nếu còn) đạt sức khỏe > 90% bình thường; Cơ tứ đầu phải đạt được sức khỏe > 85% bình thường; Các môn thể thao định chơi là những môn đã được huấn luyện thành thạo trước đó; Duy trì được 2 – 3 lần chơi trong một tuần.

Lưu ý: Quá trình luyện tập phải được BS phẫu thuật giám sát, đánh giá và theo dõi qua những lần tái khám theo hẹn. Nếu có gì bất thường, người bệnh nên đến khám ngay.

                ThS. Dương Đình Toàn (theo suckhoedoisong.vn)

]]>
https://tendoactive.vn/tap-luyen-sau-mo-tai-tao-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-346/feed/ 0
Đứt dây chằng chéo trước: Hậu quả và thời điểm phẫu thuật https://tendoactive.vn/dut-day-chang-cheo-truoc-xu-tri-nhanh-tranh-hau-qua-nang-ne-340/ https://tendoactive.vn/dut-day-chang-cheo-truoc-xu-tri-nhanh-tranh-hau-qua-nang-ne-340/#respond Fri, 18 Jan 2019 07:42:28 +0000 http://tendoactive.vn/?p=340 Nhiều người bị đứt dây chằng chéo trước (vì tai nạn, chấn thương thể thao, vận động quá mức…) nhưng không biết (do vẫn đi lại được), không xử lý đúng, một thời gian sau mới thấy đầu gối mất vững, đi lại dễ ngã, không mang vác nặng hay chơi thể thao được…

Cùng tìm hiểu rõ về đứt dây chằng chéo trước và hướng xử lý.

Đứt dây chằng chéo trước (DCCT) gây mất vững trước sau và mất vững xoay của khớp gối gây phiền toái cho người bệnh và thường biểu hiện như sau: Có cảm giác yếu chân khi đi lại, chạy nhảy; Cảm thấy khó chịu khi chạy nhanh, khi đổi hướng đột ngột; Khó khăn khi đi xuống dốc hoặc đi xuống cầu thang; Đau và khó chịu khi tiếp đất bằng chân bị chấn thương, đặc biệt trong các động tác giống như nhảy lò cò một chân; Dễ bị ngã khi thực hiện các động tác thể lực: chạy nhanh, đổi hướng đột ngột, nhảy cao…

6c615698347bcd25946a

Hậu quả của đứt DCCT

Đứt DCCT gây mất vững khớp gối làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực của người bệnh, đặc biệt ở người trẻ tuổi có nhu cầu hoạt động thể lực cao. Hậu quả của chấn thương này có thể bao gồm:

Tổn thương sụn chêm thứ phát: Sự mất vững khớp gối làm cho mâm chày trượt ra trước so với lồi cầu đùi khiến cho sụn chêm bị kẹt giữa 2 xương và bị rách. Sự lặp đi lặp lại của hiện tượng này làm cho rách sụn chêm ngày càng lan rộng.

Tổn thương sụn khớp: Thay đổi động học của khớp gối dẫn đến sự bất thường trong phân phối lực của lồi cầu xương đùi xuống mâm chày làm tổn thương sụn khớp. Hậu quả là dẫn đến thoái hóa khớp gối.

Trường hợp nào phải mổ tạo hình DCCT?

Đứt DCCT hoàn toàn: Có chỉ định mổ tạo hình DCCT nhằm cải thiện chức năng khớp gối và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát do đứt DCCT gây nên.

Đứt DCCT không hoàn toàn nhưng phần còn lại của DCCT không còn đủ để giữ vững khớp gối ở người bệnh có nhu cầu vận động thể lực cao cũng có chỉ định mổ tạo hình DCCT.

3d9fc9ddcf5d36036f4c

Tuy nhiên cần cân nhắc một số yếu tố khi chỉ định mổ tạo hình DCCT bao gồm:

  1. Tuổi của người bệnh: Thường thì mổ tạo hình DCCT được chỉ định cho người trẻ tuổi (dưới 50 tuổi). Tuy nhiên một số báo cáo y khoa về tạo hình DCCT cho người trên 50 tuổi cũng cho kết quả khả quan.
  2. Nhu cầu vận động thể lực của người bệnh: Chỉ định mổ tạo hình DCCT được đặt ra với những người có nhu cầu vận động thể lực cường độ cao (ví dụ chơi thể thao).
  3. Biên độ vận động của khớp gối: Chỉ nên tạo hình DCCT khi người bệnh có biên độ khớp gối bình thường hoặc gần như bình thường vì nó ảnh hưởng đến biên độ vận động khớp gối sau mổ.
  4. Sức mạnh của cơ tứ đầu đùi: Cơ tứ đầu đùi càng yếu thì hiệu quả tạo hình DCCT càng thấp. Vì thế tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi trước mổ là cần thiết để có được kết quả khả quan.
  5. Tổn thương xương kèm theo: Nếu có tổn thương xương kèm theo (phù tủy xương) sẽ ảnh hưởng đến khả năng cố định vững chắc mảnh ghép trong đường hầm xương và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
  6. Khớp gối có biểu hiện viêm nhiễm hay không? Mổ tạo hình DCCT không được đặt ra với những trường hợp có nhiễm trùng khớp gối và cần cân nhắc với những trường hợp có viêm hoạt dịch khớp gối.
  7. Tổn thương DCCT trên khớp gối/ chi thể dị tật: Nếu người bệnh có khớp gối hoặc chi dưới dị tật thì không thể hoạt động thể lực ở mức độ cao, nên việc tạo hình DCCT là không cần thiết.

Nên mổ thời điểm nào?

Trong thực hành ngoại khoa, các phẫu thuật viên có một khái niệm “timing surgery” dùng để chỉ thời điểm mổ thích hợp cho người bệnh bị mắc bệnh ngoại khoa cần điều trị phẫu thuật. Trong đứt DCCT cũng không ngoại lệ, các bác sĩ phẫu thuật cũng đặt ra câu hỏi nên mổ vào thời điểm nào thì tốt cho người bệnh và người bệnh khi tìm kiếm sự chăm sóc y tế cũng luôn thắc mắc khi nào thì nên mổ.

73c0122922a9dbf782b8

Trong y văn, khái niệm mổ tạo hình DCCT sớm hay muộn sau chấn thương (cấp tính, bán cấp, mạn tính) cũng không thống nhất. Không có mốc thời gian cụ thể nào để phân định thế nào là mổ tạo hình DCCT sớm hay muộn sau chấn thương khớp gối. Mỗi tác giả đưa ra một phân loại riêng nên nhiều khi dẫn đến sự mơ hồ cho các bác sĩ phẫu thuật và người bệnh.
Mổ tạo hình DCCT sớm trong những tuần đầu sau khi chấn thương làm tăng đáng kể tỷ lệ người bệnh bị viêm dính khớp gối sau mổ, dẫn đến hạn chế biên độ vận động khớp gối sau mổ.
Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, mổ tạo hình DCCT nên thực hiện ở thời điểm ít nhất 3 tuần sau khi chấn thương nhằm hạn chế biến chứng viêm dính khớp gối dẫn đến hạn chế biên độ vận động khớp gối.
Mổ tạo hình DCCT muộn sau chấn thương, khi người bệnh đã bị mất vững khớp gối trong một thời gian dài sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ người bệnh có tổn thương sụn chêm và sụn khớp phối hợp. Hội chấn thương chỉnh hình Hoa Kỳ năm 2014 đã đưa ra khuyến cáo, người bệnh bị đứt DCCT có chỉ định mổ tạo hình DCCT nên mổ trong khoảng thời gian trong vòng 5 tháng sau khi bị chấn thương khớp gối nhằm bảo vệ khớp gối khỏi các tổn thương thứ phát.
Ngoài ra, việc chuẩn bị tâm lý cho người bệnh, lên kế hoạch cho người bệnh trước mổ, các tổn thương kèm theo của khớp gối phối hợp, tình trạng chức năng khớp gối trước mổ (ví dụ không hoặc tràn dịch khớp gối ít, cơ tứ đầu đùi đủ khỏe và không bị teo cơ, biên độ vận động hết tầm…) là những yếu tố quyết định đến thời điểm phẫu thuật.
Hi vọng thông qua bài viết các bạn có thêm thông tin và nắm bắt được tầm quan trọng của chấn thương đứt dây chằng chéo trước và phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra việc tập luyện phục hồi sau chấn thương và bổ sung nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo sau phẫu thuật cũng không thể bỏ qua.
]]>
https://tendoactive.vn/dut-day-chang-cheo-truoc-xu-tri-nhanh-tranh-hau-qua-nang-ne-340/feed/ 0