Tendoactive https://tendoactive.vn Cho sức khỏe và sự dẻo dai của gân Sat, 20 Nov 2021 04:38:08 +0000 vi hourly 1 Viêm cân gan chân là gì? https://tendoactive.vn/viem-can-gan-chan-la-gi-1084/ https://tendoactive.vn/viem-can-gan-chan-la-gi-1084/#respond Sat, 20 Nov 2021 03:59:11 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1084 Viêm cân gan chân là tình trạng cơ gân bàn chân bị viêm (sưng) dẫn đến đau gót chân. Cân gan chân là một dải gân cơ bám từ các chỏm xương bàn đến xương gót giúp bàn chân có độ nhún và duy trì độ cong sinh lý của bàn chân. Cân gan bàn chân giúp giảm nhẹ trọng lực dồn xuống bàn chân khi vận động. Khi bị viêm cân bàn chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở gần gót chân, nhất là khi bắt đầu đi lại vào sáng sớm.

Các yếu tố nguy cơ của viêm cân gan chân bao gồm:

Những người phải đứng thường xuyên trong thời gian dài; đi bộ hoặc chạy bộ quá mức; căng rút cơ bắp chân; thừa cân và béo phì; vòm gan chân cao; đi giày, dép không đúng, hoặc miếng lót đế giầy không phù hợp…

Triệu chứng viêm cân gan chân

Các triệu chứng thường thấy của viêm cân gan chân, bao gồm: Đau vùng gan chân, gần xương gót. Đau nhất vào thời điểm sáng ngủ dậy, đặt chân xuống đất, đi vài bước hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi (như ngồi xe ôtô). Đau tăng sau khi chơi thể thao hay đi bộ nhiều. Phát hiện bệnh qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh.

Chụp Xquang trên phim nghiêng có thể thấy hình ảnh gai xương gót. Ngoài ra, chụp Xquang còn giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý của xương gót như gãy xương hoặc viêm xương gây đau gót chân.

Chụp MRI hoặc siêu âm có thể xác định được tình trạng viêm cân gan chân.

Các biện pháp điều trị tại nhà:

Nghỉ ngơi: Giảm hoặc dừng các hoạt động có thể làm cho tình trạng đau tăng lên, dừng các môn thể thao như chạy, nhảy aerobic…

Chườm đá: Chườm đá vào gan bàn chân mỗi lần 20 phút, ngày có thể chườm từ 3-4 lần.

Đi giày có đệm lót: Khi đi lại, động tác bước tác động trực tiếp lên cân gan chân, có thể gây các tổn thương vi thể tại cân gan chân dẫn đến phản ứng viêm, gân đau. Người ta thấy rằng khi độn vào gót chân một miếng lót mềm, có độ cao vừa phải, khi đi lại sẽ hạn chế được tổn thương vi thể gây viêm cân gan chân.

Đặt nẹp khi ngủ: Phần lớn khi ngủ, bàn chân gấp về gan chân làm chùng cân gan chân. Đây là lý do tại sao viêm cân gan chân lại đau nhiều vào buổi sáng, sau ngủ dậy, dẫm chân xuống đất. Vì vậy, mang nẹp chân sẽ chống gấp gan bàn chân khi ngủ giúp giảm đau sau ngủ dậy.

Tập luyện: Viêm cân gan chân sẽ nặng hơn khi cơ bắp chân, gan chân bị co. Vì vậy, làm giãn cơ bắp chân và gan chân sẽ giúp tình trạng đau được cải thiện. Tham khảo thêm các bài tập cho cân gan chân tại đây.

Chế độ dinh dưỡng: Có một chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung sản phẩm cho gân, dây chằng có chứa collagen typ 1, mucopolysaccharid giúp cung cấp nguyên liệu cho sự phục hồi tổn thương gân, dây chằng, đồng thời mucopolysaccharid cũng có vai trò cải thiện tình trạng viêm.

Hầu hết các biện pháp điều trị trên có thể giúp bệnh nhân phục hồi trong những giai đoạn sớm, nếu tình trạng đau kéo dài và các biện pháp hỗ trợ không có hiệu quả, hãy đến các bệnh viện, trung tâm y tế để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

BTV Dược sĩ Nguyễn Hiền

 

]]>
https://tendoactive.vn/viem-can-gan-chan-la-gi-1084/feed/ 0
Bài tập hỗ trợ chữa viêm cân gan chân https://tendoactive.vn/bai-tap-ho-tro-chua-viem-can-gan-chan-1077/ https://tendoactive.vn/bai-tap-ho-tro-chua-viem-can-gan-chan-1077/#respond Sat, 20 Nov 2021 03:07:15 +0000 http://tendoactive.vn/?p=1077 Viêm cân gan chân là bệnh thường gặp. Các bài tập có thể giúp người bị viêm cân gan chân giảm đau, cải thiện sức mạnh cơ cũng như thúc đẩy sự linh hoạt ở các cơ chân và dây chằng.

Cân gan chân là một lớp màng gân rộng chạy dọc theo chiều dài của bàn chân, từ gót chân đến tận nền của các xương bàn chân. Lớp cân này có vai trò nâng đỡ vòm gan chân, chịu lực nhún khi chúng ta đi lại, chạy nhảy. Khi lớp cân này bị tổn thương sẽ dẫn tới bệnh lý viêm cân gan chân và thường gây các cơn đau, phổ biến nhất là đau gót chân. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi vừa ngủ dậy bước xuống giường hoặc khi đứng dậy sau khi ngồi quá lâu. Các cơn đau có thể tăng sau khi vận động đi lại nhiều, giảm khi nghỉ ngơi, thậm chí biến mất.

Cùng tìm hiểu các bài tập tại nhà để cải thiện các triệu chứng trong viêm cân gan chân và hỗ trợ cho việc điều trị:

Bài tập 1: Kéo giãn bắp chân

Đứng vịn hai tay vào tường. Duỗi thẳng đầu gối của chân bị ảnh hưởng và bước chân kia lên phía trước khuỵu đầu gối. Giữ hai chân vững trên mặt sàn sao cho có được cảm giác cơ từ gót chân và bắp chân của chân bị ảnh hưởng được kéo giãn. Giữ trong 10 giây. Lặp lại 2-3 lần.

Bài tập 2: Cán giãn cơ lòng bàn chân

Đặt một vật tròn, chẳng hạn như quả bóng chơi gold hoặc bóng tennis dưới bàn chân và lăn qua lại để cán giãn cơ. Có thể sử dụng con lăn chuyên dụng mua tại cửa hàng dụng cụ thể thao. Sử dụng các bước sau để cán giãn cơ lòng bàn chân: Ngồi trên ghế cao, lăn vật tròn dưới gan bàn chân trong khoảng 2 phút.

Bài tập 3: Kéo giãn cơ lòng bàn chân

Ngồi trên ghế, gác chân bị đau qua chân kia. Giữ bàn chân trong tay, kéo các ngón chân về phía ống chân để tạo lực căng ở gan bàn chân. Đặt bàn tay khác ở gan bàn chân để cảm nhận sự căng thẳng trong cơ. Giữ trong 10 giây, lặp lại 2-3 lần.

Bài tập 4: Uốn chân

Co duỗi bàn chân làm tăng lưu lượng máu đến khu vực và làm giảm căng thẳng ở bắp chân, có thể giúp giảm đau. Bài tập này sử dụng dây thun co giãn, có thể mua từ các cửa hàng thể thao hoặc trên mạng. Thực hiện như sau: Ngồi trên sàn với hai chân duỗi thẳng. Vòng dây chun qua bàn chân, giữ hai đầu dây trong tay. Nhẹ nhàng kéo các ngón chân về phía người mình, kéo hết mức rồi từ từ trở về vị trí bắt đầu. Lặp lại 10 lần.

Bài tập 5: Nhặt khăn

Dùng ngón chân cuộn khăn tắm có thể kéo giãn cơ gan bàn chân và bắp chân. Nên thực hiện những động tác này trước khi đi bộ hoặc thực hiện bất kỳ công việc nào khác vào buổi sáng. Các bước thực hiện như sau: Ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên sàn bằng phẳng với một chiếc khăn nhỏ (khăn bông, khăn tắm). Dùng ngón chân cuộn khăn về phía mình. Thư giãn chân và lặp lại 5 lần.

Bài tập 6: Gắp bi

Nhặt một hòn bi bằng ngón chân sẽ tác động kéo căng cơ chân. Các bước tập như sau: Ngồi trên ghế gấp đầu gối và bàn chân đặt trên sàn. Đặt khoảng 20 viên bi và một cái bát dưới chân. Dùng ngón chân nhặt một viên bi và đặt vào bát. Lặp lại 20 lần.

Lưu ý, khi cơn đau xuất hiện đầu tiên ở vùng lòng bàn chân, gót chân trước tiên nên nghỉ ngơi, ít đi lại trong vài ngày. Chườm đá trong 20 phút mỗi lần để giảm viêm. Nén vùng bị đau bằng một bọc mềm để giảm sưng. Nâng cao chân bằng cách đặt chân lên một vài chiếc gối kể cả khi ngủ. Nếu các cơn đau kéo dài, tập các bài tập thư giãn cơ và biện pháp khắc phục tại nhà không đỡ, cần đến các trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị.

BSCKII. Nguyễn Thông – Nguồn suckhoedoisong.vn

 

]]>
https://tendoactive.vn/bai-tap-ho-tro-chua-viem-can-gan-chan-1077/feed/ 0
Bong gân cổ chân- Xử trí thế nào? https://tendoactive.vn/bong-gan-co-chan-xu-tri-the-nao-480/ https://tendoactive.vn/bong-gan-co-chan-xu-tri-the-nao-480/#respond Mon, 04 Nov 2019 04:12:34 +0000 http://tendoactive.vn/?p=480  Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp và chủ quan nhất trong thể thao, đặc biệt các môn như: tennis, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền…. dễ xảy ra va chạm hoặc bật nhảy, tiếp đất sai tư thế,….  Tình trạng này thường kéo dài, dai dẳng, dễ lật đi lật lại nhiều lần nếu không có biện pháp phục hồi kịp thời.

trat-so-mi-co-chan

Bong gân là tình trạng tổn thương dây chằng như giãn, dập, hoặc rách,…. làm cổ chân sưng và đau nhói tại 1 điểm, trường hợp nặng có thể gây lỏng cổ chân, cản trở trong quá trình vận động.

Xử trí:

Ngay lúc chấn thương, áp dụng ngay nguyên tắc RICE:

  • Rest: Khi bong gân, phải ngưng chơi ngay.
  • Ice: Chườm túi nước đá lên vùng sưng đau 10-20 phút mỗi 3-4 lần trong 48 giờ đầu.
  • Compression: Dùng băng thun băng ép nhẹ cổ chân.
  • Elevation: Ngồi hoặc nằm kê chân cao.

Uống thuốc giảm đau kháng viêm. Không nên xoa bóp dầu nóng, thuốc rượu, đắp muối, vì sẽ làm máu bầm nhiều hơn và dây chằng lành không tốt.

Nếu sau 3-5 ngày mà vẫn còn sưng đau, đi không được nên đến khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương thể thao.

Tập phục hồi:

Một vài ngày sau khi giảm sưng, đau phải tập phục hồi ngay. Chương trình tập gồm 3 phần chính:

1. Lấy lại tầm vận động và sự mềm dẻo của khớp: gập duỗi nhẹ nhàng cổ chân. Sau 5-7 ngày, bắt đầu tập bẻ cổ chân vào trong và ra ngoài. Làm bài tập kéo căng(stretching) gân cơ bụng chân, gót chân.

3-bai-tap-sieu-hieu-qua-tri-dau-got-chan_31814390

2. Lấy lại sức mạnh cổ chân: sau khi tầm vận động đạt 60-70%, tập sức mạnh gân cơ vùng cổ chân: Đá chân với tạ, hoặc dây cao su chun giãn.

15-lateral-mini-band-walk

 

3. Tập thăng bằng: Sau khi tầm vận động và sức mạnh cổ chân gần như hoàn toàn, tập đứng 1 chân trên chân đau, dang chân còn lại và 2 tay, giữ trong 1 đến 2 phút.

Khi nào chơi thể thao lại?

Do quá trình phục hồi dây chằng cổ chân có thể kéo dài từ 1,5-3 tháng tùy mức độ nên cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau như nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tập phục hồi cũng như cung cấp dinh dưỡng là các thành phần cấu tạo lên dây chằng ( Collagen type 1, Mucopolysacharides) giúp rút ngắn thời gian hồi phục, cải thiện chức năng dây chằng tốt hơn.

Khi cổ chân hết sưng, hết đau khi vận động; tầm vận động, sự mềm dẻo và sức mạnh của cổ chân gần như bình thường thì bạn có thể quay trở lại với thể thao.

Khi vận động nên mang băng, nẹp chuyên dùng cố định cổ chân một thời gian trong lúc tập cho sức mạnh cổ chân trở lại bình thường.

Nếu cần tư vấn hay tìm hiểu thêm về các chấn thương thể thao – cách phòng ngừa và xử trí, bạn có thể gọi hotline: 0985.476.152 để được tư vấn kịp thời

BTV Dược sĩ Nguyễn Minh Hiếu

]]>
https://tendoactive.vn/bong-gan-co-chan-xu-tri-the-nao-480/feed/ 0