Có tới 11,4% dân số gặp phải tổn thương về gân và dây chằng. Có nhiều dạng viêm gân hoặc chấn thương gân do hoạt động lặp đi lặp lại hay vận động quá mức. Những loại chấn thương này thường dẫn đến viêm và thoái hóa hoặc làm suy yếu các gân, cuối cùng có thể dẫn đến rách hoặc đứt gân.
Hoạt động chuyển hóa của gân tương đối hạn chế và thấp hơn các mô kể cả mô xương do có ít mạch máu nuôi dưỡng. Điều này đến từ nguyên nhân nhằm tăng tạo năng lượng theo con đường kị khí để phù hợp với khả năng chịu đựng lực , duy trì được áp lực trong thời gian dài do vậy giảm nguy cơ thiếu máu và hoại tử trong gân, dây chằng. Mức độ tiêu thụ oxy ở mức thấp, nhỏ hơn 7,5 lần so với mô xương. Đặc biệt quá trình đổi mới của sợi collagen – nguyên liệu chính cấu tạo nên gân và dây chằng kéo dài từ 50-100 ngày khiến cho tốc độ hồi phục của gân sau tổn thương chậm hơn so với các cơ khác rất nhiều.
Quá trình phục hồi gân và dây chằng diễn ra rất phức tạp khi gặp tổn thương và cần nhiều thời gian, thường trải qua 3 giai đoạn:
Pha viêm( 1-7 ngày) : sinh tổng hợp collagen type III ( không hoàn toàn phù hợp với cấu trúc gân) ít có ý nghĩa
Pha tăng trưởng ( 7- 21 ngày): sinh tổng hợp collagen type III và các chất nền ngoài tế bào khác như proteoglycan
Pha sửa chữa (3 tuần- 1 năm): ¯ sinh tổng hợp collagen type III, glucosaminglycan, sinh tổng hợp collagen type I. Mô sửa chữa chuyển dạng thành mô sợi sau khoảng 10 tuần , sau đó chuyển dạng thành mô gân giống sẹo trong vòng 1 năm, tăng liên kết cộng trị giữa các collagen , hình thành mô được sửa chữa với độ cứng và độ mạnh tăng lên.
Như vậy chấn thương gân, dây chằng cần bao lâu để hồi phục:
Việc hồi phục gân và dây chằng có thể kéo dài từ 3 tháng tới 1 năm hoặc kéo dài hơn tùy vào mức độ và vị trí chấn thương. Tuy nhiên hầu hết đối với các chấn thương nặng như rách hoặc đứt gân, dây chằng rất khó phục hồi hoàn toàn và thường xuyên có sự tái phát khiến chấn thương kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần. Nguyên nhân là do gân và dây chằng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động của cơ thể, khi đã bị chấn thương chỉ cần vận động nhẹ cũng có thể làm tổn thương trở nên nặng thêm. Ngoài ra thời gian phục hồi kéo dài cũng là một trở ngại lớn.
Một yếu tố quan trọng nữa liên quan tới các biện pháp điều trị chưa tác động trực tiếp vào quá trình phục hồi mà chủ yếu giải quyết các triệu chứng và tạo điều kiện cho quá trình phục hồi. Việc sử dụng thuốc giảm đau để giải quyết tình trạng đau nhức và thuốc kháng viêm nhằm giảm nhanh các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau trước mắt. Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới tâm lý chủ quan của người bệnh cho rằng gân, dây chằng đã lành.
Cần làm giảm thời gian và tăng hiệu quả điều trị bằng cách kết hợp các biện pháp điều trị triệu chứng với việc bổ sung các chất cần thiết như Collagen typ I, mucopolysaccharides,… giúp tác động trực tiếp vào quá trình phục hồi gân, dây chằng là biện pháp hữu hiệu.
Ý kiến của bạn