Gân là những bó sợi collagen kết nối cơ bắp với xương và cho phép chuyển động, trong khi dây chằng là những bó collagen linh hoạt kết nối xương với xương và bảo vệ khớp xương của bạn. Chúng có các chức năng hơi khác nhau trong cơ thể, nhưng đều là dạng mô liên kết được tạo thành bởi collagen, elastin, proteoglycans (chuỗi đường gắn với protein), glucosaminglycan và các khoáng chất như đồng, mangan và canxi.
Nhắc lại một chút về các thành phần và tỉ lệ của chúng trong cấu tạo của sợi cơ gân, dây chằng:
Khối lượng khô của các gân bình thường, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng của chúng, bao gồm khoảng 86% collagen, 2% elastin, 1-5% proteoglycan và 0,2% các thành phần vô cơ như đồng, mangan và canxi. Cùng tìm hiểu các vai trò của 3 thành phần chính quan trọng nhất nhé
1, Collagen typ 1:
Gân và dây chằng là một mô mềm được cấu tạo từ collagen. Bắt đầu từ các phân tử collagen tạo thành các vi sợi collagen,liên kết thành sợi collagen, tiếp tục liên kết tạo thành các sợi collagen thứ cấp (bó sợi nhỏ), các bó sợi nhỏ hợp thành các bó sợi lớn hơn, cuối cùng các bó sợi lớn được bao trong bao gân để tạo thành gân thực sự. Nói cách khác gân và dây chằng chính là tập hợp các bó sợi collagen được liên kết với nhau để tạo nên sự bền chặt của gân. Collagen chiếm khoảng 86% khối lượng khô của gân ( khối lượng không bao gồm các chất, dịch tế bào) có đặc tính dai, bền và là thành phần quan trọng bậc nhất trong cấu tạo của gân và dây chằng.
Có khoảng 29 loại collagen trong cơ thể với nhiều vai trò khác nhau, phổ biến nhất là collagen typ , typ 3, typ 2 và typ 5. Trong gân có tới 97-98% là collagen Typ 1 còn trong dây chằng là 80-85%, phần nhỏ còn lại bao gồm các collagen khác như collagen typ 2, typ 3…
Collagen typ 1 mang lại sức mạnh và độ mềm dẻo giúp gân và dây chằng thực hiện chức năng như một đệm lò so tiếp nối giữa cơ – xương và xương – xương, đảm bảo hoạt động của cơ thể và hạn chế tối đa những chấn thương.
Bổ sung collagen typ 1 giúp cung cấp nguyên liệu chính để tái tạo lại gân và dây chằng, đặc biệt đối với những người gặp phải chấn thương khi vận động, chơi thể thao hay thoái hóa gân, dây chằng ở người già.
2, Glucosaminglycan ( mucopolysachcharides) và proteoglycan:
Glucosaminglycan (GAGs) là polysaccharide còn được gọi là đường amino (đường nối với protein) phổ biến nhất trong gân và dây chằng là chondroitin sulfat và dermatan sulfat.
Proteoglycan liên kết với một hoặc nhiều chuỗi glycosaminoglycan (GAGs) bằng liên kết cộng hóa trị tạo thành các chuỗi dài mang điện tích âm, chúng kết hợp với các sợi collagen mang điện tích dương tạo nên một cấu trúc bền vững và ổn định, giúp tổ chức các sợi collagen nhỏ thành các sợi lớn hơn và thành phiến collagen. Glucosaminglycan và proteoglycan ảnh hưởng trực tiếp đến đường kính các sợi collagen do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cơ học của collagen như độ đàn hồi, độ bền, dẻo dai…
Sự tương tác này có vai trò quan trọng trong hồi phục các sợi collagen về vị trí ban đầu của chúng sau khi áp lực trên gân được giải phóng, do đó là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc gân và dây chằng.
Ngoài ra còn có Elastin là một protein chiếm tỉ lệ khá ít (1-2%) trong gân, giống như collagen, elastin là một protein dạng sợi nhưng có cấu trúc hoàn toàn khác biệt. Trong khi collagen có đặc tính dẻo dai và chịu lực tốt, elastin có tính dãn nở và đàn hồi cao góp phần tạo lên tính co giãn và linh động cho gân.
Trong các sản phẩm chăm sóc và phục hồi chức năng gân và dây chằng, sự phối hợp giữa collagen typ 1 và mucopolysaccharid được coi là nguồn nguyên liệu chính cho sinh lý tái tạo lại gân và dây chằng. Ngoài ra thành phần vitamin C cũng thường được bổ trợ thêm do vitamin C giúp kích thích sinh tổng hợp collagen diễn ra nhanh hơn (vitamin C được coi là một coenzyme thiết yếu trong sinh tổng hợp collagen.)
Ý kiến của bạn