Những lưu ý không thể bỏ qua sau phẫu thuật dây chằng chéo

Đứt dây chằng chéo trước/ sau là một trong những chấn thương nghiêm trọng thường gặp nhất trong thể thao. Quá trình mổ tái tạo dây chằng hiện nay không quá phức tạp. Tuy nhiên, sau mổ dây chằng chéo nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng theo chế độ riêng thì bệnh nhân có thể mất rất nhiều thời gian để hồi phục, dễ gặp các biến chứng đi kèm như lỏng gối, teo cơ hay thậm chí là đứt dây chằng tái phát.

knee1

Ngoài ra, quá trình phục hồi sau phẫu thuật vô cùng quan trọng nên những bệnh nhân sau khi mổ dây chằng chéo đầu gối nên chú ý chăm sóc sức khỏe và nhất là không nên chủ quan gây ra các biến chứng sau này. Để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn và nhanh chóng quay lại sinh hoạt bình thường thì người bệnh cần  đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  1. Tập vật lý trị liệu phù hợp theo từng giai đoạn

Hiện nay nhờ có sự hiểu biết kỹ càng hơn về cấu tạo sinh học cũng như cơ học của khớp gối, các bài tập tập luyện thể dục thể thao, vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật đã có bước tiến đáng kể và là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Tập vật lý trị liệu giúp thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng của khớp gối, tăng khả năng vận động, tăng sức mạnh cho cơ, gân, dây chằng. Tuy nhiên tập không đúng kĩ thuật hoặc tập với cường độ không phù hợp có thể khiến các tổn thương trở lên nghiêm trọng hơn, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các huấn luyện viên chuyên nghiệp.

6-bai-tapk-vat-ly-tri-lieu-cho-nguoi-thoai-hoa-khop-goi_301136844

Một số lưu ý trong quá trình tập luyện cần tuân thủ:

  1. KHÔNG tự ý bỏ nẹp trong 4 tuần đầu, mang nẹp khi đi đứng, ngay cả khi ngủ, có thể tháo nẹp khi nghỉ ngơi tại chổ. Bỏ nẹp sớm làm giãn yếu dây chằng
  2. KHÔNG bỏ nạng trong tuần đầu (bỏ nạng sớm làm sưng gối sau mổ)
  3. KHÔNG cố co gối quá mức (hơn 120 độ) trong tháng đầu (gây lỏng dây chằng).
  4. KHÔNG đi lại quá nhiều trong giai đoạn đầu (để tránh sưng gối).
  5. KHÔNG lên xuống cầu thang bằng chân đau. Không tự lái xe 2 bánh, ngồi xổm trong 2,5 tháng (tránh những tình huống tai nạn làm đứt lại dây chằng, hoặc làm dây chằng giãn do kéo căng)
  6. KHÔNG nằm bất động tại chổ hay không dám cử động chân mổ vì tâm lý sợ đau, sợ không lành vết mổ, sợ sút ốc vít…(vì sẽ làm ngưng trệ tuần hoàn, teo cơ, mô sẹo co rút).
  7. KHÔNG chạy nhảy, chơi thể thao trong 3 tháng đầu (dây chằng chưa đủ vững chắc cho các tư thế vặn, xoắn, gập gối).
  8. KHÔNG tập các động tác không có trong hướng dẫn của bác sỹ (tập sai sẽ làm ảnh hưởng đến sự vững chắc dây chằng, mà khó có thể sửa lại được).

Do thời gian tập luyện kéo dài, hầu hết các bệnh nhân nên được bác sĩ và chuyên gia hướng dẫn trong thời gian đầu và sau đó tự tập các bài tập chức năng ngay tại nhà. Cần theo dõi tiến triển phục hồi và có sự tham vấn của bác sĩ để có các bài tập phù hợp hoặc có sự giúp đỡ từ các chuyên gia vật lý trị liệu để có các các bài tập nâng cao như: liệu pháp nhiệt, laser, sóng sung điện,…

  1. Bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi

Sinh lý quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra rất phức tạp. Bao gồm 2 giai đoạn chính diễn ra song song là quá trình lành mảnh ghép vào đường hầm và quá trình biến đổi mảnh ghép thành gân thực sự.

  • Lành mảnh ghép (liền mảnh ghép vào đường hầm): Quá trình lành mảnh ghép trong đường hầm xương được hình thành bằng những liên kết sinh học bao gồm các sợi collagen và các tế bào xương tân tạo ở thành đường hầm ( gọi là các sợi Sharpey). Liên kết sinh học này được hình thành vào thời điểm 4-6 tuần sau phẫu thuật và đảm bảo chắc chắn sau phẫu thuật 6 đến 8 tháng.
  • Quá trình biến đổi mảnh ghép thành dây chằng thực thụ:
    Sau khi tái tạo dây chằng chéo trước, tất cả các mảnh ghép tự thân (trong đó có mảnh ghép gân cơ bán gân kết hợp gân cơ thon và gân bánh chè) sẽ được biến đổi dần thành tổ chức có đặc tính cơ học gần giống với dây chằng chéo trước tự nhiên.

Qua các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho thấy quá trình biến đổi sinh học này được diễn ra trong 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu các tế bào sợi dần dần bị biến mất (2-3 tuần sau phẫu thuật)
  • Sau đó xuất hiện các mạch máu tân tạo tại mảnh ghép (tuần thứ 6 đến tuần thứ 8).
  • Giai đoạn tiếp theo (từ tuần 18-24) mảnh ghép biến đổi dần để có cấu trúc gần giống với cấu trúc của dây chằng chéo ban đầu, các tế bào sợi bắt đầu xuất hiện trở lại, đặc biệt xuất hiện các sợi collagen
  • Cuối cùng là giai đoạn biệt hóa, mảnh ghép trở nên đàn hồi hơn, cấu trúc gân dần dần biến đổi thành cấu trúc của dây chằng. Song song với quá trình biến đổi về mô học thì những đặc tính cơ học của dây chằng mới cũng được hoàn thiện dần. Giai đoạn này diễn ra rất chậm kéo dài từ 1-3 năm.

Có thể thấy quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra trong thời gian rất dài, các liên kết của mảnh ghép với đường hầm được hình thành từ collagen và tế bào mới diễn ra sau 4-6 tuần. Phải mất 6-8 tuần để hình thành các mạch máu tân tạo và sau 18-24 tuần (4-6 tháng) mới bắt đầu xuất hiện các sợi collagen type 1 để biến đổi cấu trúc giống với dây chằng ban đầu.

f0e682af586ba235fb7a

Để rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những biện pháp dễ dàng và đem lại hiệu quả rõ rệt là bổ sung các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như: Collagen type 1, Mucopolysaccharides. Các chất này là thành phần cơ bản trong cấu tạo của gân, dây chằng, là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo gân, dây chằng thực sự.

Bằng cách bổ sung trực tiếp Collagen type 1, Mucopolysaccharides và Vitamin C dưới dạng viên uống đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng. Thông qua nhiều nghiên cứu khoa học, sự cải thiện được ghi nhận qua hình ảnh siêu âm, thang đo mức độ đau được cải thiện và giảm sự lệ thuộc của bệnh nhân với thuốc giảm đau trong quá trình điều trị.

Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng dành riêng cho dây chằng sau mổ tái tạo đang được ưu tiên kết hợp song song với các biện pháp vật lý trị liệu góp phần hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục dây chằng sau tổn thương.

  1. Thăm khám bác sĩ định kì

Việc thăm khám định kì và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn trong từng giai đoạn phục hồi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thăm khám định kì sẽ giúp bệnh nhân biết được các biến chứng hoặc dấu hiệu bất thường trong quá trình phục hồi cần xử lý, biết được tình trạng hồi phục hiện tại, có đồng thời có lời khuyên của bác sĩ cho quá trình tập luyện và phục hồi tốt nhất, tránh các biến chứng không đáng có.

Tài liệu tham khảo: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Việt Đức & Mười lưu ý sau phẫu thuật dây chằng chéo – Bác sĩ Trương Công Dũng – Nguyên Tổng thư Ký Hội Y học Thể thao TP. Hồ Chí Minh

banner-tendoactive

Bình luận về bài viết

  1. Hoàng Quốc Thắng đã bình luận

    Dạ em chào bs ạ
    Hiện tại em vừa mới mổ dây chằng chéo sau dc 1 tuần,khi xuất viện về nhà em vẫn tập luyện các bài tập theo lời bs chỉ định,nhưng sau 1 tuần về nhà em thấy cơ đùi có dấu hiệu bị teo cơ,mong bs tư vấn giúp em giúp ạ,bị teo cơ như vậy có bị sao ko ạ
    Em xin cảm ơn ạ

    • admin đã bình luận

      Chào bạn Hoàng Quốc Thắng,
      Tình trạng teo cơ sau mổ dây chằng là tình trạng rất thường gặp, nguyên nhân do giảm vận động sau quá trình mổ, bạn không cần quá lo lắng. Việc tập luyện phục hồi chức năng sau mổ là rất quan trọng.
      Để hạn chế tình trạng teo cơ bạn nên tập thêm các bài tập cho cơ đùi, kiên trì hàng ngày, đồng thời tập phục hồi chức năng cho gối, theo dõi quá trình phục hồi sau mổ, đi tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường sau mổ 1-2 tháng bệnh nhân có thể di chuyển vận động thông thường.
      Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm Tendoactive để cung cấp dinh dưỡng cho dây chằng phục hồi nhanh và tốt hơn, hỗ trợ cho quá trình tập luyện phục hồi sau mổ đạt hiệu quả tốt nhất nhé!
      Mọi thắc mắc liên hệ: 0985.476.152
      Chúc bạn sớm phục hồi!

  2. Nông Văn Huynh đã bình luận

    Dạ em chào BS ạ .
    Hiện tại thì em đá mổ dây chằng đc hơn 7 tháng .việc đi lại cũng bình thường nhưng em thấy gối em vẫn khá lỏng và hay nghe tiếng lục cục ở gối ,
    Chạy nhẹ cảm giác chân ko thật và đau nhẹ .mấy hôm trước em bất cẩn làm chân bị đau ,như bị trượt khớp gối ,em lấy tay đập trở lại cảm giác lại bình thường, nhưng sang hôm sau đi lại đau ,BS cho em xin tư vấn với ạ ,em sợ mih bị đứt lại ,em cảm ơn BS

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn Huynh,
      Sau mổ dây chằng quá trình phục hồi là vô cùng quan trọng, sau 7 tháng mà gối bạn vẫn còn lỏng chứng tỏ dây chằng chưa phục hồi tốt, ngoài ra tiếng kêu lục cục ở gối có thể đến từ nguyên nhân sụn khớp hoặc do dây chằng yếu là khớp va chạm vào nhau gây ra tiếng kêu.
      Để phục hồi tốt bạn cần tập luyện phục hồi chức năng, có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng như tendoactive để giúp quá trình phục hồi nhanh và tốt hơn.
      Gần đây bạn mới bị tái phát chấn thương, trật gối và bị đau như vậy tốt nhất bạn nên đi tái khám lại để bác sĩ kiểm tra xem mức độ tổn thương như thế nào nhé.
      Chúc bạn sớm bình phục.
      Liên hệ hotline: 0985.476.152 để được tư vấn thêm

  3. minh tâm đã bình luận

    chào Bs ạ em mổ dây chằng đc hơn 1 tháng rồi ,nma em vẫn còn mang nẹp và nạng khi đi lại hoặc đứng lâu 1 chút cảm giác rất đau ạ xin bs cho em lời khuyên

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn Minh Tâm, sau mổ dây chằng quá trình tập luyện phục hồi là rất quan trọng đặc biệt là 3 tháng đầu sau mổ. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào mức độ tổn thương cụ thể như đứt dây chằng chéo trước hay chéo sau, có tổn thương sụn chêm hay các dây chằng bên không…cũng như kĩ thuật áp dụng của ca mổ. Hiện tại sau mổ hơn 1 tháng mà vẫn mang nẹp, nạng, đi đứng lâu còn đau nhiều so với mức độ phục hồi thông thường là hơi chậm, bạn nên tái khám và tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ phẫu thuật, đồng thời nên có chế độ tập luyện phục hồi chức năng phù hợp, tốt nhất nên có sự hướng dẫn của chuyên gia trong thời gian đầu sau mổ để có kết quả tốt nhất.
      Chúc bạn sớm bình phục!

Ý kiến của bạn

x