Giãn dây chằng gối có cần mổ không?

Bong gân, giãn dây chằng là cách gọi dân gian được sử dụng với đa số các trường hợp gặp phải tổn thương. Tuy nhiên cách gọi này không hoàn toàn chính xác, do có nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Trên thực tế có thể dây chằng bị dập giãn hoặc rách đứt, với mỗi mức độ tổn thương sẽ cần phương pháp điều trị khác nhau.

Các mức độ tổn thương dây chằng gối:

  • Giãn dây chằng mức độ 1: Là tình trạng chấn thương nhẹ, dây chằng chỉ giãn ra hoặc có một số ít bó sợi bị đứt. Với mức độ này thường có thể tự phục hồi nếu nghỉ ngơi và vận động hợp lý.
  • Giãn dây chằng mức độ 2: Dây chằng giãn quá mức, có thể rách 1 phần, nhiều bó sợi bị đứt nhưng khớp vẫn vững, có thể gây đau nhức và làm hạn chế vận động khớp. Lúc này cần có sự kiểm tra và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, vẫn có khả năng phục hồi tốt nếu có chế độ tập luyện tích cực, bổ sung dinh dưỡng tái tạo trực tiếp cho dây chằng.
  • Giãn dây chằng mức độ 3: Đây là mức độ nghiêm trọng, dây chằng bị rách nhiều hoặc đứt hoàn toàn gây lỏng khớp, vận động khó khăn, khớp kém linh hoạt và trở nên lỏng lẻo, tùy thuộc vào nhu cầu vận động của bệnh nhân và chức năng hiện tại của khớp gối bác sĩ sẽ cân nhắc để có chỉ định mổ hay không.

acl-1

Điều trị không phẫu thuật với mức độ tổn thương nhẹ và vừa

  • Nẹp : Mục đích của việc dùng nẹp là giữ cho đầu gối được ổn định, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nạng để giảm trọng lượng đổ dồn về chân chấn thương.
  • Vật lý trị liệu : Khi gối đã ổn định và hết sưng đau thì bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành các bài tập vật lý trị liệu nhằm phục hồi dần dần chức năng của khớp gối đồng thời nâng cao sức mạnh các vùng cơ tại đây .
  • Bổ sung collagen typ 1, mucopolysaccharid là nguyên liệu chính tái tạo lên gân, dây chằng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh và tốt hơn

cung-khop-goi-sau-phau-thuat

Điều trị phẫu thuật

  • Tái tạo dây chằng đầu gối:

Với các trường hợp dây chằng có rách đứt nghiêm trọng, không thể tự tái tạo lại được thì chỉ định phẫu thuật là cần thiết. Chất liệu để tạo dây chằng mới thường lấy từ chính bản thân người bệnh hoặc từ người khác ở các bộ phận như : gân bánh chè, gân cơ tứ đầu đùi, gân kheo.

Việc tái tạo lại dây chằng đầu gối và hồi phục cần nhiều thời gian, thông thường mất ít nhất 6 đến 9 tháng thì mới có thể quay trở lại chơi các môn thể thao.

Quá trình phục hồi gân, dây chằng sau mổ cũng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tiến trình trở lại vận động, người bệnh cần lưu ý:

  • Vật lý trị liệu thường xuyên
  • Tập phục hồi chức năng với các bài tập phù hợp theo từng giai đoạn phục hồi, nên có sự theo dõi và tư vấn của bác sĩ
  • Bổ sung dinh dưỡng tái tạo cho gân, dây chằng để hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất

Bổ sung dinh dưỡng cho gân, dây chằng là một trong những biện pháp đang được quan tâm, giúp hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi tổn thương gân, dây chằng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung collagen typ 1, mucopolysaccharid – những thành phần chính trong cấu tạo của gân, dây chằng giúp thúc đẩy tiến trình phục hồi tổn thương và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý gân, dây chằng cũng như cải thiện vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn.

Theo nguồn benhvien108.vn

 

banner-tendoactive

Ý kiến của bạn

x