Mangan – Yếu tố vi lượng cần thiết cho gân, dây chằng

Mangan (Mn) là một yếu tố vi lượng không thể thiếu với cơ thể và đặc biệt là sự phục hồi của Gân, Dây chằng. Mangan đóng vai trò quan trọng trong một số quá trình sinh lý, là thành phần cấu tạo của nhiều enzym và là chất hoạt hóa của các enzym khác.

Chúng ta đã biết gân, dây chằng được tạo thành từ các bó sợi collagen (90 – 99% collagen type 1) liên kết với nhau nhờ các chất nền ngoại bào. Quá trình phục hồi tổn thương gân, dây chằng bản chất là quá trình tái thiết lập lại hình thái và cấu trúc của các bó sợi collagen này.

Mangan tham gia vào quá trình sinh tổng hợp collagen và góp phần quan trọng trong sự hình thành liên kết chéo collagen cùng với chất nền proteoglycan, đây là hai quá trình quyết định của sự phục hồi gân, dây chằng. Đồng thời làm tăng độ chắc chắn và mềm dẻo cho gân, dây chằng.

1, Mangan tham gia vào quá trình sinh tổng hợp Collagen

Collagen chiếm tới 80-95% thành phần chính của gân, dây chằng. Chuỗi collagen được hình thành bởi các acid amin, trong đó 2 acid amin quan trọng nhất là Glycin và Proline. Một chuỗi collagen gồm axit amin Glycine (33%), Proline và Hydroxyproline (22%), ba chuỗi này tạo nên cấu trúc xoắn của sợi collagen. (1)

Trình tự chuỗi acid amin trong sợi collagen

Trình tự chuỗi acid amin trong sợi collagen

Mangan là yếu tố kích hoạt enzym prolidase – một loại enzyme có chức năng tái chế proline nhằm cung cấp acid amin này để hình thành collagen.(2)

Enzym prolidase đóng một vai trò quan trọng trong việc tái chế proline từ các imidodipeptides (hầu hết có nguồn gốc từ các sản phẩm thoái hóa của collagen) để tái tổng hợp collagen và các protein chứa proline khác.

Cơ chế điều hòa sinh tổng hợp collagen phụ thuộc vào prolidase đã được tìm thấy ở cả mức phiên mã và sau phiên mã (đặc biệt với collagen typ 1). (3)

2, Mangan là yếu tố quan trọng cho quá trình tổng hợp chất nền Proteoglycan

Mangan kích hoạt các enzym glycosyl-transferase, một bước quan trọng trong quá trình liên kết chéo collagen và hình thành các proteoglycan – cơ sở cấu trúc của gân, dây chằng. (4)

Enzym glycosyl-transferase này có nhiệm vụ vận chuyển các monosachardide để gắn vào các vị trí thích hợp hình thành nên cấu trúc glycan (polysaccharide). Glycans gắn với protein tạo ra proteoglycan.

Mangan tham gia vào hoạt động của enzym glucycosyl-transferase

Mangan tham gia vào hoạt động của enzym glucycosyl-transferase

3, Mangan tăng độ mềm dẻo của gân, dây chằng.

Sự khác biệt chính giữa dây chằng và xương là do sự sắp xếp của các ion canxi và ion mangan. Cả hai đều liên kết với một ion photphat. Canxi photphat tạo nên cấu trúc tinh thể của xương với độ cứng cao còn mangan glycerophosphat tạo nên cấu trúc dây chằng mềm dẻo hơn. Gân là phần cuối của cơ nối vào xương trong và xung quanh khớp. Gân là cấu trúc protein rất dày đặc và không đàn hồi giúp khớp di chuyển trong một phạm vi chuyển động nhất định khi cơ co lại hoặc thư giãn. Độ dẻo dai của loại protein này cũng bị ảnh hưởng bởi khoáng vi lượng mangan.

4, Mangan có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm

Mangan giúp hình thành một loại enzyme chống oxy hóa được gọi là superoxide dismutase (SOD). Chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, là những phân tử phá hủy hoặc làm tổn thương các tế bào trong cơ thể. Các tác giả của một nghiên cứu (5) phát hiện ra rằng SOD giúp phá vỡ một trong những gốc tự do nguy hiểm hơn, được gọi là superoxide, thành các thành phần nhỏ hơn không gây hại. Quá trình này có thể làm giảm chứng viêm.

 Cơ thể con người không thể tự sản xuất mangan nhưng có thể lưu trữ trong một số cơ quan ( gan, thận, tụy,xương… và bổ sung mangan từ chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt khi có tổn thương gân, dây chằng việc bổ sung mangan cũng như các nguồn nguyên liệu quan trọng cho việc tái thiết lập hình thái và cấu trúc của gân, dây chằng là rất cần thiết.

Tài liệu tham khảo:

(1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6891674/

(2) Prolidase Deficiency /Peter Hechtman/ DOI: 10.1036/ommbid.392

(3) Prolidase-dependent regulation of collagen biosynthesis/A Surazynski 1, W Miltyk, J Palka, J M Phang/ Affiliations expand/ PMID: 18320291 DOI: 10.1007/s00726-008-0051-8)

(4) Nutritional Support for Soft Tissue Healing/ By Margaret E. Taylor, MBBS, BSC, FACNEM/ Journal of Prolotherapy. 2011;3(3):709-713.)

(5) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3185262/

banner-tendoactive

Ý kiến của bạn

x