Viêm gân chóp xoay vai – Bệnh lý không thể xem thường

Khớp vai là khớp có biên độ rộng nhất, tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, vì vậy cũng dễ bị tổn thương hơn các khớp khác. Viêm gân chóp xoay là một trong những bệnh lý khớp vai phổ biến, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và vận động của người bệnh.

Cấu trúc khớp vai

Toàn bộ cấu trúc của vùng vai bao gồm: xương bả vai, xương đòn, xương cánh tay được hỗ trợ bởi các mô mềm gồm cơ, dây chằng. Chóp xoay khớp vai bao gồm các gân cơ cánh tay và cơ vai bám vào đầu trên xương cánh tay. Các gân cơ bám chắc và giao thoa với nhau thành gân chóp xoay, có chức năng giữ vững khớp vai.

Tổn thương chóp xoay thường gặp nhiều nhất ở những người phải vận động khớp vai thường xuyên, nhất là trong trường hợp có các động tác lặp đi lặp lại đưa tay lên quá đầu trong công việc hàng ngày hoặc chơi thể thao (thợ sơn, thợ mộc, vẽ tranh tường, chơi cầu lông, tennis, bơi lội,…) hoặc có tiền sử mang vác nặng, hoạt động quá mức của khớp vai…, gân khớp vai rất dễ bị tổn thương, kích thích gây phản ứng viêm.

Các triệu chứng của Viêm gân chóp xoay

Triệu chứng đầu tiên luôn là đau tại khớp vai. Cơn đau thường có những đặc điểm:

  • Ban đầu thường là đau đột ngột khi với tay lấy đồ, nâng vật nặng hoặc khi vận động mạnh (như chơi thể thao). Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng nặng dần lên, có cảm giác yếu, mỏi cánh tay khi nhấc tay và khi làm việc, khiến người bệnh khó thực hiện được những việc như chải đầu, khó mặc áo hay đưa tay ra phía sau đầu.
  • Giai đoạn đầu, đau ở mức độ nhẹ cả khi vận động lẫn khi nghỉ ngơi. Về sau đau thường xuất hiện vào đêm khuya, sau một ngày hoạt động nhiều và khiến bệnh nhân mất ngủ, nhất là khi nằm nghiêng về bên vai bị đau.
  • Cảm thấy đau khi đẩy đồ vật ra xa bằng tay nhưng kéo lại thì thường không đau.
  • Đau âm ỉ sâu trong vai, đau có thể lan lên tới cổ (làm dễ nhầm lẫn với thoái hóa cột sống cổ), hoặc lan xuống cánh tay nhưng không vượt quá vùng khuỷu tay.
  • Bệnh lâu ngày dẫn tới rách lớn chóp xoay làm bệnh nhân cử động vai khó khăn, đặc biệt khi dang tay lên tới đầu, rách nặng hơn làm bệnh nhân không giơ tay lên được, hoặc khi giơ tay lên được thì khi hạ xuống, tay sẽ bị rớt đột ngột mà không thể giữ lại được.

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm gân chóp xoay

Mục tiêu của việc điều trị là giảm đau và phục hồi chức năng khớp vai. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, tình trạng viêm hay rách chóp xoay, tuổi và nhu cầu vận động của bệnh nhân mà sẽ có từng chiến lược điều trị khác nhau.

Điều trị không phẫu thuật: sẽ được ưu tiên áp dụng trong phần lớn các trường hợp, chỉ khi các biện pháp này không đạt kết quả người ta mới cân nhắc đến việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Thời gian điều trị theo phương pháp này thường kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Các biện pháp cụ thể gồm có:

  • Nghỉ ngơi: BS sẽ yêu cầu bệnh nhân tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế việc thực hiện các động tác giơ tay cao quá đầu, thay đổi công việc hiện tại nếu công việc buộc phải thực hiện nhiều những động tác trên.
  • Áp dụng các bài tập vật lý trị trị liệu phù hợp sẽ giúp khôi phục biên độ vận động và tăng cường sức mạnh cho khớp vai. Chườm lạnh lên chỗ đau sẽ giúp giảm đau, viêm trong các cơn đau cấp.
  • Dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau loại non-Steroid và thuốc giãn cơ: giúp làm giảm đau, giảm sưng khớp vai. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây đau dạ dày, xuất huyết. Vì thế cần thận trọng và có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, giúp cung cấp các thành phần thiết yếu cho gân để thúc đẩy quá trình tự phục hồi từ bên trong, phổ biến là các sản phẩm chứa collagen typ 1, kết hợp với mucopolysacharid, vitamin C và Mangan.
  • Với các trường hợp tình trạng viêm nặng, kéo dài có thể tiêm corticoid trực tiếp vào khớp.

Tuy nhiên, việc tiêm corticoid nội khớp có thể làm yếu gân và làm chậm quá trình lành gân. Việc tiêm corticoid trực tiếp vào khớp nói chung cần được thực hiện cẩn thận trong môi trường vô trùng và được thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo bài bản về tiêm nội khớp vì nếu bị nhiễm trùng, tràn máu vào ổ khớp sẽ rất tai hại, khớp vai có nguy cơ mất chức năng vĩnh viễn.

Can thiệp phẫu thuật: thường chỉ áp dụng khi các biện pháp điều trị khác không đạt được kết quả mong muốn.

Phòng ngừa tình trạng viêm gân chóp xoay:

Bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt, vận động điều đổ để hạn nguy cơ cũng như diễn tiến đau gân chóp xoay:

  • Với các tổn thương nhẹ, đôi khi bạn chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý.
  • Dùng thuốc và luyện tập theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ;
  • Cố gắng tránh làm việc bằng tay đang bị bệnh;
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung để tăng cường độ dẻo dai cho gân dây chằng và hạn chế nguy cơ chấn thương nếu như bạn thường xuyên chơi thể thao hoặc các công việc vận động lặp đi lặp lại.

BTV Dược sĩ Thanh Hoa

banner-tendoactive

Ý kiến của bạn

x